Chương 4 Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Điều 33. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm; quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên; thành lập Hội đồng thi cấp Nhà nước, tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
4. Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đang hành nghề kiểm toán độc lập trong cả nước. Định kỳ 2 năm, Bộ Tài chính thông báo công khai danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề.
5. Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán và các quy định liên quan trong các doanh nghiệp kiểm toán.
6. Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định của doanh nghiệp kiểm toán trái với quy định của pháp luật về tổ chức doanh nghiệp kiểm toán và hành nghề kiểm toán.
7. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập.
8. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm toán.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
3. Các bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập và doanh nghiệp kiểm toán tại địa phương.
Điều 35. Xử lý các bất đồng hoặc tranh chấp
1. Khi có bất đồng hoặc tranh chấp về kết quả kiểm toán liên quan đến hợp đồng kiểm toán thì các bên tiến hành thủ tục xử lý bất đồng hoặc tranh chấp theo quy định của pháp.
2. Trong quá trình giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm toán, cơ quan tài chính có trách nhiệm tham gia ý kiến đánh giá về việc chấp hành các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên theo yêu cầu của cơ quan pháp luật có liên quan.
Điều 36. Thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên
1. Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có quyền đề nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán hoặc không chấp nhận đăng ký hành nghề kiểm toán khi doanh nghiệp kiểm toán vi phạm
2. Bộ Tài chính có quyền thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên của kiểm toán viên hành nghề vi phạm
Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập
- Số hiệu: 105/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/03/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: 21/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này quy định về kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán, giá trị của kết quả kiểm toán, các trường hợp kiểm toán bắt buộc và các quy định khác liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thống nhất quản lý hoạt động kiểm toán độc lập, xác định quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, bảo vệ lợi ích của cộng đồng và quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trung thực, hợp lý, công khai, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân.
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giá trị của kết quả kiểm toán
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập
- Điều 5. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán
- Điều 7. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp
- Điều 8. Tổ chức kiểm toán nước ngoài hoạt động kiểm toán tại Việt Nam
- Điều 9. Khuyến khích kiểm toán
- Điều 10. Kiểm toán bắt buộc
- Điều 11. Các doanh nghiệp và tổ chức bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này thì phải ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc kỳ kế toán năm.
- Điều 12. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc chọn kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán, trừ khi pháp luật có quy định khác.
- Điều 13. Tiêu chuẩn kiểm toán viên
- Điều 14. Điều kiện của kiểm toán viên hành nghề
- Điều 15. Những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập
- Điều 16. Quyền của kiểm toán viên hành nghề
- Điều 17. Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
- Điều 18. Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp:
- Điều 19. Những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề
- Điều 20. Doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 21. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 22. Các loại dịch vụ cung cấp:
- Điều 23. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 24. Quyền của doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 25. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 26. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 27. Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau:
- Điều 28. Những hành vi nghiêm cấm đối với doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 29. Báo cáo kiểm toán
- Điều 30. Tổ chức kiểm toán nước ngoài
- Điều 31. Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
- Điều 32. Phí dịch vụ kiểm toán và phí dịch vụ khác
- Điều 33. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập
- Điều 35. Xử lý các bất đồng hoặc tranh chấp
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên
- Điều 39. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Nghị định số 07/CP ngày 29 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ ban hành "Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân". Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
- Điều 40. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- Điều 41.