Chương 3 Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanh nghiệp
Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, Giám đốc doanh nghiệp thông báo cho toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đăng ký danh sách người mua doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.
Điều 16. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
2. Người quyết định bán doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký mua nộp đơn dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thời hạn nộp hồ sơ, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp về việc bán đấu thầu doanh nghiệp.
3. Người mua nộp đơn đấu thầu mua doanh nghiệp theo mẫu do Hội đồng đấu thầu quy định và nộp tiền đặt cọc.
Hội đồng đấu thầu nhận đơn, tiền đặt cọc, lập danh sách người tham gia đấu thầu và cấp chứng nhận người tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia đấu thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
5. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp đơn, người đăng ký mua phải gửi hồ sơ xin dự thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn mua doanh nghiệp (theo mẫu);
b) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;
c) Dự kiến loại hình doanh nghiệp mới;
d) Đề nghị giá mua doanh nghiệp.
Hồ sơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.
6. Sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu. Hội đồng đấu thầu niêm yết công khai danh sách người tham gia dự thầu tại địa điểm đấu thầu trong 02 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầu để biểu quyết chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người quyết định bán doanh nghiệp.
Điều 17. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
1. Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp khi chỉ có một người đăng ký mua.
2. Người đăng ký mua doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Giám đốc hoặc Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp; nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
3. Người đăng ký mua doanh nghiệp có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
4. Giám đốc doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp để cùng trao đổi trực tiếp với đại diện người mua về phương án sử dụng lao động, giá bán và thoả thuận về các nội dung trong hợp đồng mua bán.
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp gửi hồ sơ và biên bản đến người quyết định bán doanh nghiệp.
Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán
1. Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có ở doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng; đánh giá thực trạng các loại tài sản đó và thu hồi các khoản nợ phải thu.
2. Phân loại tài sản hiện có ở doanh nghiệp thành các loại :
a) Tài sản có thể tiếp tục sử dụng;
b) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng;
c) Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
3. Đối chiếu và phân loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi;
4. Lập báo cáo tài chính đến thời điểm bán doanh nghiệp;
5. Lập danh sách và phân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định bán :
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động.
6. Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người mua doanh nghiệp theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán.
Điều 19. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán
1. Các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp bán được xử lý như sau :
a) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng được do cấp quyết định bán doanh nghiệp giải quyết : điều động, nhượng bán, thanh lý hoặc gửi người mua giữ hộ không quá 90 ngày;
b) Tài sản thuê ngoài, mượn, giữ hộ : doanh nghiệp trả lại cho chủ sở hữu và thanh lý hợp đồng, hoặc tiếp tục thuê, giữ hộ theo thoả thuận giữa người mua và chủ sở hữu tài sản; tài sản chiếm dụng do cấp quyết định bán doanh nghiệp quyết định;
c) Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi : được kiểm kê riêng để chuyển giao cho tập thể người lao động;
d) Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì người mua và người bán thoả thuận giải quyết phù hợp lợi ích của mỗi bên;
đ) Nợ phải thu khó đòi : cấp quyết định bán doanh nghiệp cho khoanh nợ, quy trách nhiệm và giải quyết theo chế độ hiện hành.
2. Các khoản dự phòng : giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý trước khi xác định giá bán doanh nghiệp.
Điều 20. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp
1. Các khoản nợ phải thu, phải trả do doanh nghiệp giải quyết. Trường hợp người mua cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả thì ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo cho các bên có liên quan biết.
2. Trường hợp số tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì giải quyết như sau :
a) Xoá nợ thuế và các khoản nợ ngân sách Nhà nước;
b) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân được xử lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Điều 21. Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán
2. Chế độ đối với người lao động như sau :
a) Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động theo chế độ hiện hành;
b) Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ đối với thời gian mà người lao động đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc;
c) Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới thì Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội (kể cả phần người lao động phải đóng) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thanh toán.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp được cấp quyết định bán doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chế độ thôi việc.
Người quản lý thiếu trách nhiệm dẫn đến thua lỗ, mất vốn Nhà nước không được giữ vị trí quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc ở cơ quan Nhà nước.
5. Sau khi có quyết định bán doanh nghiệp, nếu người lao động thôi việc hoặc mất việc thì:
a) Doanh nghiệp mới trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho thời gian làm việc tại doanh nghiệp mới;
b) Đối với thời gian đã làm việc cho khu vực Nhà nước trước đó mà người lao động chưa được nhận trợ cấp thôi việc, mất việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của pháp luật. Nguồn để trả trợ cấp thôi việc, mất việc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc từ ngân sách nhà nước.
Điều 22. Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp
1. Giá bán doanh nghiệp được xác định căn cứ vào :
a) Giá trị thực tế của doanh nghiệp được người mua và người bán chấp nhận;
b) Mức giảm giá đối với người mua khi người mua cam kết đầu tư duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động và các điều kiện khác đã được người bán chấp nhận.
2. Các căn cứ xác định giá bán của doanh nghiệp :
a) Trường hợp mua doanh nghiệp có kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp :
- Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm bán;
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm bán sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và được người mua, người bán chấp nhận.
b) Trường hợp người mua doanh nghiệp không kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thì giá bán của doanh nghiệp là giá bán thực tế của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá thị trường tại thời điểm bán.
3. Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải thuê kiểm toán. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá bán doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí bán doanh nghiệp.
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thực hiện các công việc như sau:
1. Phê duyệt phương án bán doanh nghiệp và ra quyết định bán doanh nghiệp; Quyết định gồm các nội dung sau :
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ của người mua;
c) Gía bán, phương thức bán; phương thức và thời hạn thanh toán;
d) Thời hạn ký kết hợp đồng và bán giao doanh nghiệp;
đ) Trách nhiệm của doanh nghiệp, của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
2. Tổ chức ký hợp đồng với người mua doanh nghiệp. Hợp đồng mua doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp bán, số tài khoản;
b) Tên, địa chỉ người mua doanh nghiệp, số tài khoản (nếu có);
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;
đ) Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê tài sản, đánh giá về tình trạng tài sản mà người mua và người bán thoả thuận.
Điều 24. Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây :
1. Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
2. Gửi quyết định bán doanh nghiệp đến :
b) Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;
c) Cơ quan thuế;
d) Cơ quan đăng ký kinh doanh;
đ) Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;
3. Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).
Điều 25. Bàn giao doanh nghiệp
Trong thời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tổ chức việc bàn giao doanh nghiệp cho người mua.
Khi bàn giao số lượng và thực trạng tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượng và thực trạng tài sản đã ghi trong hợp đồng mua, bán, thì người mua có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Điều 26. Thanh toán tiền mua doanh nghiệp
Người mua doanh nghiệp thanh toán trong thời hạn quy định tại hợp đồng mua, bán, nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ thời điểm quyết định bán doanh nghiệp.
Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (nếu người mua chưa có giấy phép kinh doanh) theo một trong các loại hình của Luật Doanh nghiệp hoặc đăng ký bổ sung (nếu người mua doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh).
Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
1. Được chủ động sử dụng tài sản mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người mua được kế thừa các quyền lợi của doanh nghiệp theo thoả thuận trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
3. Có nghĩa vụ thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo thời hạn và các điều kiện ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp; thực hiện đúng các điều kiện và cam kết với người bán doanh nghiệp; kế thừa các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
Điều 29. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
Người quyết định bán doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người mua vi phạm cam kết của hợp đồng.
Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
- Số hiệu: 103/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/09/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: 25/09/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Mục tiêu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước
- Điều 2. Phạm vi áp dụng
- Điều 3. Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau :
- Điều 4. Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 6. Sử dụng số tiền bán, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 7. Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 8. Chuyển đổi giữa các hình thức giao, khoán kinh doanh, cho thuê, bán doanh nghiệp nhà nước
- Điều 9. Bảo hộ của Nhà nước
- Điều 10. Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giao doanh nghiệp
- Điều 12. Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
- Điều 13. Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
- Điều 15. Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanh nghiệp
- Điều 16. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
- Điều 17. Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 18. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán
- Điều 19. Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán
- Điều 20. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp
- Điều 21. Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán
- Điều 22. Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp
- Điều 23. Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán doanh nghiệp nhà nước
- Điều 24. Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 25. Bàn giao doanh nghiệp
- Điều 26. Thanh toán tiền mua doanh nghiệp
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán
- Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
- Điều 29. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
- Điều 30. Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
- Điều 31. Tổ chức trao đổi, thỏa thuận nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán
- Điều 32. Hợp đồng khoán kinh doanh
- Điều 33. Quyền và trách nhiệm của người nhận khoán
- Điều 34. Quyền và trách nhiệm của người quyết định khoán kinh doanh
- Điều 35. Các hình thức thuê doanh nghiệp
- Điều 36. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
- Điều 37. Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
- Điều 38. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê
- Điều 39. Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của doanh nghiệp khi cho thuê
- Điều 40. Giải quyết lao động khi thuê doanh nghiệp
- Điều 41. Nguyên tắc xác định giá thuê doanh nghiệp
- Điều 42. Quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 43. Hợp đồng thuê doanh nghiệp
- Điều 44. Thông báo quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 45. Bàn giao doanh nghiệp
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp
- Điều 47. Quyền và trách nhiệm của người quyết định cho thuê doanh nghiệp và người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp
- Điều 48. Kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp
- Điều 49. Ưu đãi đối với doanh nghiệp giao, bán, cho thuê
- Điều 50. Ưu đãi đối với người mua là tập thể lao động trong doanh nghiệp
- Điều 51. Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
- Điều 52. Ưu đãi đối với người mua trả tiền ngay
- Điều 53. Chính sách đối với người lao động ra khỏi doanh nghiệp
- Điều 54. Thẩm quyền lựa chọn và quyết định áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
- Điều 56. Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 57. Trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91
- Điều 58. Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp
- Điều 59. Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 60. Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
- Điều 61. Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp