Điều 48 Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định về khu công nghệ cao
Điều 48. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý khu công nghệ cao
1. Ban quản lý khu công nghệ cao có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của khu công nghệ cao.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghệ cao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ); các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ triển khai hoạt động công nghệ cao và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghệ cao, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao và quy định của pháp luật.
4. Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây:
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghệ cao;
b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III;
c) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
d) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
đ) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghệ cao được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Nghị định 10/2024/NĐ-CP quy định về khu công nghệ cao
- Điều 5. Điều kiện thành lập khu công nghệ cao
- Điều 6. Điều kiện mở rộng khu công nghệ cao
- Điều 7. Hồ sơ trình thành lập, mở rộng khu công nghệ cao
- Điều 8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ thành lập, mở rộng khu công nghệ cao
- Điều 9. Hồ sơ trình về việc thành lập, mở rộng khu Công nghệ cao và thẩm quyền quyết định thành lập, mở rộng khu công nghệ cao
- Điều 10. Các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghệ cao
- Điều 11. Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước
- Điều 12. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao
- Điều 13. Cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Điều 14. Chính sách phát triển hạ tầng xã hội phục vụ người lao động trong khu công nghệ cao
- Điều 15. Chính sách đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao
- Điều 16. Chính sách đối với doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao
- Điều 17. Quản lý quy hoạch, xây dựng
- Điều 18. Quản lý đất đai
- Điều 19. Quản lý hoạt động đầu tư
- Điều 20. Quản lý bảo vệ môi trường, lao động, an toàn và vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy, an ninh trật tự và các hoạt động khác
- Điều 21. Quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
- Điều 22. Xuất cảnh, nhập cảnh, tạm trú, lưu trú trong khu công nghệ cao
- Điều 23. Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao
- Điều 24. Điều kiện đối với nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao
- Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và Chủ đầu tư hạ tầng trong khu công nghệ cao
- Điều 26. Trình tự, thủ tục xác nhận dự án đầu tư đáp ứng nguyên tắc hoạt động công nghệ cao theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định này
- Điều 27. Các loại hình hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao
- Điều 28. Nguyên tắc đối với dự án đầu tư thực hiện hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao
- Điều 29. Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
- Điều 30. Đào tạo nhân lực công nghệ cao
- Điều 31. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
- Điều 32. Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm công nghệ cao
- Điều 33. Cung ứng dịch vụ công nghệ cao
- Điều 34. Các loại hình hoạt động công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Điều 35. Nguyên tắc đối với dự án đầu tư thực hiện hoạt động công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Điều 36. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao
- Điều 37. Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp
- Điều 38. Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp
- Điều 39. Cung ứng dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp
- Điều 40. Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao
- Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao
- Điều 42. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Điều 43. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 44. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh