Điều 93 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
Điều 93. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành, nghề, thương nhân
1. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành, nghề, thương nhân dựa trên nguyên tắc sau:
a) Bộ Công Thương chủ trì, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp kịp thời với Bộ Công Thương trong hoạt động trợ giúp thương nhân theo Điều 76 của Luật Quản lý ngoại thương;
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu, ý kiến đánh giá cung cấp cho Bộ Công Thương khi xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
2. Nội dung phối hợp được thực hiện như sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác, trong phạm vi quyền hạn, chức năng, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu, ý kiến đánh giá trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương, giải trình các nội dung khi cơ quan điều tra nước ngoài điều tra tại chỗ theo sự điều phối của Bộ Công Thương;
b) Hiệp hội ngành, nghề phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi các thông tin về thị trường xuất khẩu để đánh giá nguy cơ nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, thông báo các thông tin liên quan đến vụ việc nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tới các thành viên, xem xét tham gia bên liên quan trong vụ việc, thực hiện các hoạt động khác theo đề nghị của Bộ Công Thương;
c) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong phạm vi chức năng, quyền hạn, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn, trợ giúp các thương nhân khi bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, thực hiện các hoạt động trợ giúp khác theo đề nghị của Bộ Công Thương;
d) Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm thu thập, theo dõi thông tin, thông báo của cơ quan liên quan của nước nhập khẩu về các biện pháp phòng vệ thương mại và kịp thời thông báo về Bộ Công Thương, hỗ trợ tìm hiểu các dịch vụ tư vấn pháp lý theo đề nghị của Bộ Công Thương;
đ) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định tại chương này, yêu cầu cơ quan hải quan cung cấp kịp thời số liệu xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của cơ quan có liên quan của Bộ Công Thương;
e) Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định tại chương này, chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài chủ động làm việc với cơ quan có liên quan nước nhập khẩu để tìm hiểu, theo dõi, tổng hợp thông tin vụ việc, thông báo kịp thời về Bộ Công Thương và phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương án xử lý;
g) Tư pháp phối hợp với Bộ Công Thương trong các hoạt động trợ giúp thương nhân theo các quy định tại chương này, phối hợp nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới, của các nước về các biện pháp phòng vệ thương mại;
h) Thương nhân có văn bản đề nghị trợ giúp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc, chịu trách nhiệm về các thông tin, tài liệu cung cấp cho Bộ Công Thương.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại
- Số hiệu: 10/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/01/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 297 đến số 298
- Ngày hiệu lực: 15/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Xác định ngành sản xuất trong nước
- Điều 5. Xác định mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hóa tương tự và tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 6. Hoàn trả thuế phòng vệ thương mại
- Điều 7. Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 8. Quản lý nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 10. Quy định về việc bên liên quan không hợp tác trong vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 11. Bảo mật thông tin
- Điều 12. Điều tra tại chỗ
- Điều 13. Tham vấn
- Điều 14. Cung cấp thông tin của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành, nghề Việt Nam
- Điều 15. Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước, vùng lãnh thổ kém phát triển, đang phát triển
- BÁN PHÁ GIÁ
- Điều 16. Phương pháp xác định giá thông thường
- Điều 17. Điều kiện thương mại thông thường
- Điều 18. Phương pháp xác định giá xuất khẩu
- Điều 19. Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu
- Điều 20. Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
- TRỢ CẤP
- Điều 21. Tính riêng biệt của trợ cấp
- Điều 22. Phương pháp xác định giá trị trợ cấp
- Điều 23. Xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
- Điều 24. Xác định đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
- Điều 25. Xác định ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
- Điều 26. Nguyên tắc xem xét cộng gộp
- Điều 27. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
- Điều 28. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 29. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 30. Tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Điều 31. Thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Điều 32. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Điều 33. Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp trong trường hợp không có Bên yêu cầu
- Điều 34. Thời kỳ điều tra
- Điều 35. Bản câu hỏi điều tra
- Điều 36. Chọn mẫu điều tra
- Điều 37. Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời
- Điều 38. Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Điều 39. Quyết định về việc cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp
- Điều 40. Giám sát việc thực hiện cam kết
- Điều 41. Vi phạm thực hiện cam kết
- Điều 42. Hủy bỏ thực hiện cam kết
- Điều 43. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp sau khi hủy bỏ thực hiện cam kết
- Điều 44. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức
- Điều 45. Áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước
- Điều 46. Căn cứ tiến hành điều tra
- Điều 47. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 48. Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ trong trường hợp không có Bên yêu cầu
- Điều 49. Thẩm định hồ sơ
- Điều 50. Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 51. Xác định thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước
- Điều 52. Áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
- Điều 53. Áp dụng biện pháp tự vệ chính thức
- Điều 54. Quy định về áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan
- Điều 55. Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 56. Thẩm định Hồ sơ yêu cầu rà soát
- Điều 57. Bản câu hỏi điều tra rà soát
- RÀ SOÁT THEO ĐỀ NGHỊ CỦA BÊN LIÊN QUAN BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
- Điều 58. Nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát theo đề nghị của bên liên quan
- Điều 59. Bên đề nghị rà soát
- Điều 60. Nội dung rà soát theo đề nghị của bên liên quan
- Điều 61. Quyết định về kết quả rà soát theo đề nghị của bên liên quan
- RÀ SOÁT CUỐI KỲ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG TRỢ CẤP
- Điều 62. Nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ
- Điều 63. Nội dung rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- Điều 64. Quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp
- RÀ SOÁT NHÀ XUẤT KHẨU MỚI
- Điều 65. Xác định nhà xuất khẩu mới
- Điều 66. Nội dung rà soát nhà xuất khẩu mới
- Điều 67. Quyết định về kết quả rà soát nhà xuất khẩu mới
- Điều 68. Rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 69. Rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 70. Các bên liên quan nộp hồ sơ
- Điều 71. Nội dung rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 72. Quyết định về kết quả rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 73. Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 74. Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
- Điều 75. Giá trị giá tăng
- Điều 76. Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba
- Điều 77. Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 78. Xác định sự khác biệt không đáng kể
- Điều 79. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 80. Lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp không có Bên yêu cầu
- Điều 81. Trình tự, thủ tục, nội dung điều tra
- Điều 82. Thời hạn điều tra
- Điều 83. Áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 84. Nguyên tắc xử lý
- Điều 85. Cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc
- Điều 86. Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài
- Điều 87. Trao đổi với nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- Điều 88. Hoạt động trợ giúp trong trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 89. Xây dựng phương án yêu cầu bồi thường, trả đũa trong trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 90. Khởi kiện nước nhập khẩu khi phát hiện có vi phạm Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Điều 91. Tham gia bên liên quan trong các vụ việc phòng vệ thương mại, bên thứ ba trong các vụ việc giải quyết tranh chấp tại Tổ chức thương mại thế giới liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 92. Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý
- Điều 93. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành, nghề, thương nhân