Chương 3 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
QUẢN LÝ NỘI DUNG THÔNG TIN TRÊN DỊCH VỤ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
1. Nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá, gồm:
a) Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương;
3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá có trách nhiệm bảo đảm tính nguyên vẹn của các kênh chương trình, trừ trường hợp cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) của đơn vị cung cấp dịch vụ trên kênh chương trình để nhận dạng dịch vụ như quy định tại
Nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được tổ chức thành các gói dịch vụ và dịch vụ được quy định, như sau:
a) Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia phải cung cấp đến tất cả các thuê bao;
b) Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương phải được cung cấp đến các thuê bao truyền hình trả tiền trên địa phương nơi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo địa bàn hành chính, trừ trường hợp đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền sử dụng công nghệ truyền dẫn phát sóng không có khả năng chèn hoặc thay thế kênh chương trình;
c) Điểm nhận tín hiệu kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp nội dung và đơn vị cung cấp dịch vụ lấy từ Tổng khống chế của đơn vị cung cấp nội dung hoặc từ một địa điểm có vị trí thuận lợi, gần nhất, phù hợp với các quy định của pháp luật, do đơn vị cung cấp nội dung chịu trách nhiệm để bảo đảm chất lượng tín hiệu và tiết kiệm chi phí truyền dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ.
2. Gói dịch vụ nâng cao là gói dịch vụ có các kênh chương trình trong nước và kênh chương trình nước ngoài do đơn vị cung cấp dịch vụ quyết định.
Điều 15. Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
1. Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước phải là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
c) Đề án sản xuất kênh chương trình trong đó nêu rõ: Mục đích sản xuất; tên gọi, biểu tượng (lôgô); tôn chỉ, mục đích kênh chương trình; nội dung kênh chương trình; độ phân giải hình ảnh của kênh chương trình; khung chương trình dự kiến trong 01 (một) tháng; đối tượng khán giả; năng lực sản xuất kênh chương trình (gồm: Nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính); quy trình tổ chức sản xuất và quản lý nội dung kênh chương trình; phương thức kỹ thuật phân phối kênh chương trình đến các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình; hiệu quả kinh tế xã hội của kênh;
d) Trường hợp kênh chương trình là sản phẩm liên kết, Đề án sản xuất kênh chương trình phải cung cấp các thông tin về sản phẩm liên kết, gồm: Địa chỉ, năng lực của đối tác liên kết; hình thức liên kết; quyền và nghĩa vụ các bên tham gia liên kết;
đ) Văn bản phê duyệt Đề án sản xuất kênh chương trình của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành; đối với các cơ quan báo chí Trung ương, Đề án sản xuất phải được người đứng đầu cơ quan báo chí phê duyệt;
e) Trường hợp đề nghị cấp Giấy phép sản xuất nhiều kênh chương trình, đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải làm Đề án riêng đối với từng kênh chương trình cụ thể.
3. Thủ tục cấp Giấy phép
b) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực của Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình của đơn vị được cấp Giấy phép. Đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được chủ động cung cấp kênh chương trình sản xuất theo Giấy phép cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trong cả nước;
b) Sau 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu đơn vị được cấp Giấy phép không thực hiện việc sản xuất kênh chương trình thì Giấy phép không còn giá trị. Nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, đơn vị phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép, áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
5. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép
a) Trường hợp thay đổi tôn chỉ, mục đích của kênh chương trình thì đơn vị có Giấy phép thực hiện hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này;
b) Trường hợp thay đổi các nội dung khác ghi trong Giấy phép, đơn vị có Giấy phép phải có văn bản đề nghị kèm theo bản thuyết minh nội dung thay đổi và văn bản chấp thuận thay đổi của cơ quan chủ quản đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của Bộ, ngành; đối với cơ quan báo chí Trung ương, văn bản đề nghị thay đổi do người đứng đầu cơ quan báo chí ký;
c) Đối với trường hợp tăng hoặc giảm thời lượng kênh chương trình, thời lượng chương trình tự sản xuất, ngoài các yêu cầu về hồ sơ quy định tại Điểm b, Khoản 5 Điều này, đơn vị có Giấy phép phải có Đề án nêu rõ tên, nội dung, thời gian, thời lượng phát sóng chương trình tăng thêm hoặc các chương trình cắt giảm; khung chương trình dự kiến phát sóng trong 01 (một) tháng; phương án tổ chức sản xuất thời lượng chương trình tăng thêm;
đ) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước. Trường hợp không cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép
a) 90 (chín mươi) ngày trước khi Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục sản xuất kênh chương trình, đơn vị có Giấy phép phải thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép do người đứng đầu cơ quan báo chí ký; đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của Bộ, ngành phải kèm theo văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép của cơ quan chủ quản;
c) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được cấp;
d) Báo cáo đánh giá hoạt động sản xuất kênh chương trình kể từ ngày được cấp Giấy phép có các nội dung: Cung cấp số liệu đánh giá hiệu quả tác động của kênh, danh sách các chương trình hoặc chuyên mục phát sóng trên kênh (gồm: thời gian, thời lượng phát sóng; nguồn chương trình; khung chương trình phát sóng; danh sách cán bộ lãnh đạo phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ hoặc kênh chương trình; phóng viên, biên tập viên chịu trách nhiệm sản xuất kênh chương trình);
e) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước được lựa chọn và chịu trách nhiệm về đối tác là tổ chức có pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để liên kết sản xuất một phần hoặc toàn bộ chương trình, kênh chương trình.
2. Quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị có Giấy phép sản xuất kênh chương trình khi phát sóng chính chương trình, kênh chương trình liên kết.
4. Các chương trình thực hiện hoạt động liên kết trong kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Nhà nước và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không được vượt quá 30% tổng thời lượng chương trình phát sóng lần 1 (một) theo Giấy phép sản xuất của kênh này.
a) Quyết định nội dung phát sóng của chương trình, kênh chương trình liên kết bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về báo chí;
b) Báo cáo bằng văn bản khi thực hiện chương trình liên kết mới.
Điều 17. Kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
Các kênh chương trình nước ngoài cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
2. Có nội dung lành mạnh, phù hợp văn hóa Việt Nam, không vi phạm những quy định của pháp luật về báo chí của Việt Nam.
3. Đã đáp ứng yêu cầu quyền sở hữu hoặc sử dụng bản quyền nội dung khi cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
4. Đã được chứng nhận đăng ký cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo quy định tại
5. Được một đơn vị có Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài theo quy định tại
7. Đã có đại lý được ủy quyền tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 18. Đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Các hãng truyền hình nước ngoài cung cấp kênh chương trình nước ngoài vào Việt Nam có thu phí bản quyền nội dung phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam để thực hiện việc đăng ký cung cấp kênh chương trình và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Việt Nam.
2. Các hãng truyền hình nước ngoài phải quy định rõ phạm vi ủy quyền cho mỗi đại lý khi đồng thời thực hiện ủy quyền từ 02 (hai) đại lý trở lên.
3. Đối với các kênh chương trình nước ngoài không có thu phí bản quyền nội dung, các hãng truyền hình nước ngoài chỉ thực hiện thủ tục biên tập, biên dịch theo quy định, không phải thông qua đại lý được ủy quyền tại Việt Nam.
4. Đại lý được ủy quyền là doanh nghiệp Việt Nam và được các hãng truyền hình nước ngoài ủy quyền làm đại lý cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
5. Đại lý được ủy quyền có trách nhiệm đăng ký cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền tại Việt Nam với Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài
a) Đơn đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao Giấy phép hoạt động của hãng truyền hình nước ngoài là chủ sở hữu kênh chương trình nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu văn bản xác nhận của hãng truyền hình nước ngoài về việc ủy quyền cho doanh nghiệp làm đại lý cung cấp các kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực (nếu văn bản được soạn bằng tiếng nước ngoài);
e) Văn bản mô tả của hãng truyền hình nước ngoài về nội dung kênh chương trình, khung phát sóng của kênh chương trình trong 01 (một) tháng kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực (nếu văn bản được soạn bằng tiếng nước ngoài);
h) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, trong đó quy định rõ yêu cầu biên tập, biên dịch đối với kênh chương trình được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
i) Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có hiệu lực tối đa 05 (năm) năm kể từ ngày cấp nhưng không vượt quá thời hạn có hiệu lực ghi trong văn bản ủy quyền làm đại lý. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
7. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký
a) Trường hợp thay đổi thể loại kênh chương trình, nội dung kênh chương trình, doanh nghiệp thực hiện hồ sơ, thủ tục đăng ký áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký lần đầu quy định tại Khoản 6 Điều này;
b) Các thay đổi khác với quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này, doanh nghiệp có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký của đại lý được ủy quyền nêu rõ lý do và thuyết minh chi tiết những nội dung đề nghị thay đổi và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm c, d, đ Khoản này;
c) Văn bản của hãng truyền hình nước ngoài xác nhận về những nội dung thay đổi;
d) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đã được cấp;
đ) Văn bản mô tả của hãng truyền hình nước ngoài về thời gian, thời lượng, khung phát sóng của kênh chương trình trong 01 (một) tháng kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực (nếu văn bản được soạn bằng tiếng nước ngoài) trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến thời gian, thời lượng, khung phát sóng của kênh chương trình;
g) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, Trường hợp không cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
8. Đại lý được ủy quyền cung cấp kênh chương trình nước ngoài có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
b) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
a) Biên dịch 100% nội dung kênh chương trình phim truyện, phim hoạt hình;
b) Biên dịch 100% các chương trình phóng sự, tài liệu trên kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh ca nhạc, kênh khoa học, giáo dục.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định việc phân loại kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
1. Việc cấp Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền được thực hiện với từng kênh chương trình và phù hợp với Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc.
2. Điều kiện cấp Giấy phép
a) Là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
b) Có văn bản chấp thuận và đề nghị cấp Giấy phép biên tập của cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí thuộc tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành; đối với các cơ quan báo chí Trung ương, văn bản đề nghị cấp Giấy phép phải do người đứng đầu cơ quan báo chí ký;
c) Có nhân sự đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn báo chí, có thẻ nhà báo và trình độ ngoại ngữ phù hợp với kênh chương trình nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép biên tập;
d) Có năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu biên tập, gồm: Hệ thống thiết bị làm chậm, thiết bị lưu trữ, phương tiện kỹ thuật thu phát tín hiệu phù hợp với việc biên tập kênh chương trình; bảo đảm công tác biên tập, biên dịch được thực hiện tại Việt Nam theo quy định tại
đ) Có năng lực tài chính cần thiết thể hiện bởi dự toán chi phí biên tập, biên dịch trong 01 (một) năm và văn bản chứng minh nguồn tài chính hợp pháp bảo đảm thực hiện công tác biên tập, biên dịch theo dự toán;
e) Có bản quyền hoặc văn bản cho phép được sử dụng kênh chương trình nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình;
c) Đề án biên tập kênh chương trình nước ngoài thể hiện các nội dung quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 2 Điều này kèm theo dự toán chi phí được phê duyệt bởi cơ quan chủ quản báo chí đối với cơ quan báo chí thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành hoặc người đứng đầu cơ quan báo chí phê duyệt đối với các cơ quan báo chí Trung ương;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu văn bản thỏa thuận bản quyền kênh chương trình nước ngoài. Trường hợp văn bản thỏa thuận bằng tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt Nam và chứng thực đối với bản dịch;
e) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Thời hạn Giấy phép
Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có hiệu lực tối đa là 10 (mười) năm kể từ ngày cấp, nhưng không quá thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và thời hạn ghi trong văn bản thỏa thuận bản quyền kênh chương trình.
5. Trường hợp thay đổi thể loại kênh chương trình, nội dung kênh chương trình nước ngoài thì đơn vị có Giấy phép thực hiện hồ sơ, thủ tục áp dụng như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại Khoản 3 Điều này.
6. Hồ sơ, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kèm theo thuyết minh về các nội dung thay đổi khác quy định tại Khoản 5 Điều này của cơ quan báo chí do người đứng đầu cơ quan báo chí ký. Đối với cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của các Bộ, ngành văn bản đề nghị phải có xác nhận của cơ quan chủ quản;
b) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đã được cấp;
c) Văn bản mô tả của hãng truyền hình nước ngoài về thời gian, thời lượng, khung phát sóng của kênh chương trình trong 01 (một) tháng kèm theo bản dịch tiếng Việt Nam có chứng thực (nếu văn bản được soạn bằng tiếng nước ngoài) trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan đến thời gian, thời lượng, khung phát sóng của kênh chương trình;
đ) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Trường hợp không cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
7. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép
a) 90 (chín mươi) ngày trước khi Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài hết hiệu lực, nếu muốn tiếp tục biên tập kênh chương trình, đơn vị có Giấy phép phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép;
b) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
c) Bản sao hoặc cung cấp số Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đã được cấp;
d) Báo cáo đánh giá hoạt động biên tập kênh chương trình nước ngoài kể từ thời điểm được cấp Giấy phép có các nội dung: Tự đánh giá về hiệu quả hoạt động biên tập, nhân lực, trang thiết bị, thuận lợi, khó khăn trong công tác thực hiện biên tập;
e) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp lại Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời nêu rõ lý do.
1. Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá chủ động lựa chọn danh mục kênh chương trình trong nước phù hợp quy định tại
2. Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài;
b) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng. Các nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này;
3. Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Được cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập trước khi cung cấp trên dịch vụ;
c) Được lập hồ sơ theo dõi phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, nếu có thay đổi so với danh mục nội dung đã đăng ký, các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục nội dung.
5. Hồ sơ đăng ký lần đầu, đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Tờ khai đăng ký, đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu văn bản thỏa thuận bản quyền đối với kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đăng ký;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu văn bản thỏa thuận điểm nhận tín hiệu các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu;
6. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Đối với hồ sơ đăng ký lần đầu được thực hiện cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có trách nhiệm xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
b) Đối với hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thời hạn xét cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký là 15 (mười lăm) ngày. Trường hợp không cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 22. Bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
2. Các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu về bản quyền như sau:
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, kênh chương trình, trừ trường hợp cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) của đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định của
Điều 23. Tên, biểu tượng đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) dịch vụ trên kênh chương trình truyền hình để nhận dạng dịch vụ của mình theo các quy định sau:
1. Có khả năng nhận dạng dễ dàng.
2. Không vượt quá 10 (mười) ký tự và không trùng với tên, biểu tượng đã đăng ký trước đó.
3. Đặt ở 01 (một) trong 04 (bốn) góc của màn hình và không chồng lên biểu tượng của đơn vị cung cấp nội dung hoặc biểu tượng của kênh chương trình.
4. Có văn bản chứng nhận hoặc cam kết sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật đối với biểu tượng (lôgô) dịch vụ. Biểu tượng dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải đăng ký cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hoặc hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
5. Không cài đặt tên, biểu tượng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Nhà nước.
6. Chủ động chọn và đề xuất ít nhất 2 kênh chương trình trong danh mục kênh chương trình cung cấp trên dịch vụ để thực hiện cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) cho mục đích nhận dạng đơn vị cung cấp dịch vụ.
Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Số hiệu: 06/2016/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/01/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 137 đến số 138
- Ngày hiệu lực: 15/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 5. Chính sách quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 6. Quản lý nhà nước về dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
- Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
- Điều 9. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của thuê bao phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 12. Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 13. Nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
- Điều 14. Nội dung thông tin trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 15. Cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước
- Điều 16. Liên kết sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình
- Điều 17. Kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 18. Đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 19. Biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 20. Cấp Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
- Điều 21. Đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 22. Bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 23. Tên, biểu tượng đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 24. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật thiết bị, dịch vụ phát thanh, truyền hình, bao gồm:
- Điều 25. Quản lý chất lượng thiết bị, dịch vụ phát thanh, truyền hình
- Điều 26. Báo cáo nghiệp vụ
- Điều 27. Giá dịch vụ