Chương 1 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
Nghị định này quy định các hoạt động về công tác dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước khi thực hiện công tác dân tộc; tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tham gia thực hiện chính sách dân tộc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc
1. Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
2. Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.
4. Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
4. “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
6. “Dân tộc thiểu số có khó khăn đặc biệt” là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau:
a) Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước;
b) Các chỉ số phát triển về giáo dục đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước;
c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.
Điều 5. Xác định thành phần dân tộc
Mỗi dân tộc có tên gọi riêng, xác định theo tiêu chí được pháp luật công nhận, phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc. Thành phần dân tộc do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
1. Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức định kỳ 10 năm một lần.
2. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện được tổ chức định kỳ 05 năm một lần.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử, chia rẽ, phá hoại đoàn kết các dân tộc.
2. Lợi dụng các vấn đề về dân tộc để tuyên truyền xuyên tạc, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Lợi dụng việc thực hiện chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
4. Các hành vi khác trái với quy định của Chính phủ.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của công tác dân tộc
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Xác định thành phần dân tộc
- Điều 6. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực
- Điều 9. Chính sách đầu tư phát triển bền vững
- Điều 10. Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo
- Điều 11. Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số
- Điều 12. Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
- Điều 13. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
- Điều 14. Chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số
- Điều 15. Chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số
- Điều 16. Chính sách y tế, dân số
- Điều 17. Chính sách thông tin - truyền thông
- Điều 18. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
- Điều 19. Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái
- Điều 20. Chính sách quốc phòng, an ninh