Chương 5 Nghị định 04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
1. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí có quyền khiếu nại và tố cáo cán bộ thu phí, lệ phí hoặc cơ quan thu phí, lệ phí theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp phí, lệ phí vẫn phải thực hiện theo thông báo của cơ quan thu phí, lệ phí.
2. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc quá thời hạn quy định tại
Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thu phí, lệ phí trong việc giải quyết khiếu nại:
1. Cơ quan thu phí, lệ phí khi nhận được đơn khiếu nại về phí, lệ phí phải xem xét, giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại;
2. Cơ quan thu phí, lệ phí nhận đơn khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thu phí, lệ phí có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại;
3. Cơ quan thu phí, lệ phí phải thoái trả số tiền phí, lệ phí, số tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp phí, lệ phí trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
4. Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn nộp phí, lệ phí hoặc nhầm lẫn về phí, lệ phí, cơ quan thu có trách nhiệm truy thu tiền phí, lệ phí, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền phí, lệ phí trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn nộp phí, lệ phí hoặc nhầm lẫn về phí, lệ phí; riêng trường hợp cơ quan thu phí, lệ phí có thu phí, lệ phí nhưng không kê khai, nộp phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, thời hạn truy thu tiền phí, lệ phí, tiền phạt được áp dụng kể từ khi cơ quan thu bắt đầu thu phí, lệ phí;
5. Thủ trưởng cơ quan cấp trên của cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về phí, lệ phí đối với cơ quan thu phí, lệ phí cấp dưới.
Điều 18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân không nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo quy định thì không được phục vụ công việc hoặc đáp ứng lợi ích như quy định của pháp luật đối với loại dịch vụ đó;
2. Tổ chức, cá nhân cố tình trốn nộp phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị xử phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một đến ba lần số tiền phí, lệ phí trốn nộp; trốn nộp phí, lệ phí với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền ban hành chế độ thu phí, lệ phí sẽ quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cơ quan thu phí, lệ phí
Cơ quan thu phí, lệ phí vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử lý như sau:
1. Đình chỉ thi hành ngay khi bị phát hiện văn bản quy định thu phí, lệ phí trái thẩm quyền hoặc tổ chức thu loại phí, lệ phí không đúng quy định của Nghị định này và các văn bản liên quan. Số tiền phí, lệ phí đã thu sai phải hoàn trả cho đối tượng nộp; trường hợp không xác định được đối tượng nộp thì phải nộp hết vào ngân sách nhà nước (điều tiết 100% cho ngân sách trung ương); tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Không thực hiện đúng những quy định về kê khai, nộp ngân sách, quyết toán phí, lệ phí, chế độ kế toán, sử dụng và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại
3. Nộp chậm tiền thu phí, lệ phí, tiền phạt vào ngân sách nhà nước so với ngày quy định phải nộp hoặc theo quyết định xử lý về phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí, số tiền phạt phải nộp, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp; tiền gửi của cơ quan thu phí, lệ phí tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng bị trích ra để nộp phí, lệ phí, nộp phạt.
Ngân hàng, Kho bạc và tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan thu phí, lệ phí để nộp tiền phí, lệ phí, tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan Thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.
4. Khai man và trốn nộp tiền thu phí, lệ phí thì ngoài việc phải nộp vào ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền đã man khai, trốn nộp; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số tiền phí, lệ phí gian lận; trốn nộp phí, lệ phí với số lượng lớn hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Cán bộ thu phí, lệ phí thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp phí, lệ phí thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
2. Cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tiền phí, lệ phí, tiền phạt hoặc cố ý không xử lý gây thiệt hại cho nhà nước thì phải bồi thường cho nhà nước toàn bộ số tiền phí, lệ phí, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt hoặc làm thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
3. Cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm pháp luật về phí, lệ phí hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Thẩm quyền xử lý các vi phạm về phí, lệ phí
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về phí, lệ phí quy định tại
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về phí, lệ phí quy định tại
Nghị định 04/1999/NĐ-CP về phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước
- Số hiệu: 04/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/01/1999
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 9
- Ngày hiệu lực: 14/02/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Nghị định này quy định đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước, bao gồm:
- Điều 2. Phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước (dưới đây gọi chung là phí, lệ phí) quy định tại Nghị định này được hiểu như sau:
- Điều 3. Nghị định này không áp dụng đối với:
- Điều 4. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước phục vụ hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng, lợi ích công cộng hoặc công việc quản lý hành chính nhà nước mà pháp luật quy định là đối tượng thu phí, lệ phí thì phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định này.
- Điều 5. Những cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định nhiệm vụ thu phí, lệ phí mới được thu phí, lệ phí, bao gồm:
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về phí, lệ phí bao gồm:
- Điều 7. Quản lý nhà nước về phí, lệ phí:
- Điều 8. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về phí, lệ phí:
- Điều 9. Mức thu phí, lệ phí quy định bằng số tiền nhất định hoặc bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá vốn, trị giá tài sản, hàng hoá và căn cứ vào chi phí cần thiết, tính chất, đặc điểm của từng loại hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng, từng công việc quản lý hành chính nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, có tính đến đặc điểm các vùng và thông lệ quốc tế.
- Điều 10. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam. Trường hợp pháp luật quy định mức thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí, lệ phí; tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí ở nước ngoài bằng tiền của nước sở tại hoặc bằng đô la Mỹ.
- Điều 11. Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí nhất thiết phải cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính cho người nộp tiền phí, lệ phí.
- Điều 12. Tiền thu phí, lệ phí được quản lý sử dụng như sau:
- Điều 13. Đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán phí, lệ phí:
- Điều 14. Cơ quan, tổ chức được phép thu phí, lệ phí có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Điều 15. Cơ quan Thuế ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 14 Nghị định này đối với những loại phí, lệ phí giao cho cơ quan Thuế trực tiếp tổ chức thu, còn có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
- Điều 16. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp phí, lệ phí trong việc khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí quy định như sau:
- Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thu phí, lệ phí trong việc giải quyết khiếu nại:
- Điều 18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp phí, lệ phí
- Điều 19. Xử lý vi phạm đối với cơ quan thu phí, lệ phí
- Điều 20. Xử lý đối với cán bộ thu phí, lệ phí và cá nhân khác vi phạm quy định về quản lý phí, lệ phí
- Điều 21. Thẩm quyền xử lý các vi phạm về phí, lệ phí
- Điều 22. Cơ quan thu phí, lệ phí và cán bộ thu phí, lệ phí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có công phát hiện những hành vi vi phạm Nghị định này thì được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
- Điều 23. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- Điều 24. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và chỉ đạo thực hiện ngay các việc sau đây:
- Điều 25. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này, quy định việc thông báo công khai chế độ thu phí, lệ phí và phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trong việc vận động nhân dân thực hiện và giám sát các cơ quan, cán bộ làm công việc thu phí, lệ phí.
- Điều 26.