Chương 5 Nghị định 02/2007/NĐ-CP về kiểm dịch thực vật
Điều 20. Nội dung của công tác kiểm dịch thực vật nội địa
1. Quản lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam và sinh vật có ích.
2. Quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý khi phát hiện ổ dịch.
3. Xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra, giám sát và phòng trừ hiệu quả các dịch hại thuộc diện điều chỉnh đối với giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho.
Điều 21. Thủ tục kiểm dịch thực vật nội địa
1. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa được thực hiện theo quy định tại
2. Đối với giống cây trồng sản xuất trong nước vận chuyển nội địa mà không xuất phát từ vùng dịch hoặc không đi qua vùng dịch thì không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật.
Điều 22. Giám sát kiểm dịch thực vật nội địa
1. Thực hiện việc điều tra, theo dõi, giám sát tình hình dịch hại trên giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho.
2. Khi có giống cây trồng, sinh vật có ích nhập nội về địa phương gieo trồng, sử dụng, việc giám sát được quy định như sau:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp cho vật thể, giống cây trồng, sinh vật có ích nhập khẩu;
b) Theo dõi, giám sát nơi gieo trồng, sử dụng;
c) Xử phạt vi phạm hành chính và tiến hành kiểm dịch thực vật đối với những lô vật thể nhập khẩu không thực hiện việc kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
3. Xác định ranh giới vùng dịch, địa điểm kiểm dịch thực vật nội địa khi vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch, thực hiện việc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa, giám sát việc vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch.
4. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và theo dõi, giám sát lô vật thể được đưa từ vùng dịch tới địa phương.
5. Quyết định biện pháp xử lý vật thể bị nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh; hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện biện pháp xử lý.
6. Ở nơi có ổ dịch và có dấu hiệu lan tràn thành vùng dịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật.
Nghị định 02/2007/NĐ-CP về kiểm dịch thực vật
- Số hiệu: 02/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/01/2007
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 43 đến số 44
- Ngày hiệu lực: 02/02/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Trách nhiệm của chủ vật thể
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật
- Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ kiểm dịch thực vật
- Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 8. Thủ tục kiểm dịch thực vật
- Điều 9. Hành vi nghiêm cấm
- Điều 10. Điều kiện nhập khẩu
- Điều 11. Thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với những vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại
- Điều 12. Kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Điều 13. Giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu
- Điều 14. Giám sát, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật thể nhập khẩu
- Điều 15. Căn cứ kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Điều 16. Kiểm dịch thực vật xuất khẩu
- Điều 17. Giám sát vật thể xuất khẩu
- Điều 20. Nội dung của công tác kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 21. Thủ tục kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 22. Giám sát kiểm dịch thực vật nội địa
- Điều 23. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Điều 24. Xử lý vật thể nhập khẩu
- Điều 25. Xử lý vật thể xuất khẩu, quá cảnh và nội địa
- Điều 26. Điều kiện hoạt động xông hơi khử trùng
- Điều 27. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng
- Điều 28. Điều kiện cấp Thẻ xông hơi khử trùng
- Điều 29. Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động xông hơi khử trùng