Điều 29 Luật viên chức 2010
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
Luật viên chức 2010
- Số hiệu: 58/2010/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 01/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Viên chức
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
- Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức
- Điều 7. Vị trí việc làm
- Điều 8. Chức danh nghề nghiệp
- Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 10. Chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức
- Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
- Điều 12. Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
- Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
- Điều 15. Các quyền khác của viên chức
- Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
- Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Điều 18. Nghĩa vụ của viên chức quản lý
- Điều 19. Những việc viên chức không được làm
- Điều 20. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 21. Nguyên tắc tuyển dụng
- Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển
- Điều 23. Phương thức tuyển dụng
- Điều 24. Tổ chức thực hiện tuyển dụng
- Điều 25. Các loại hợp đồng làm việc
- Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
- Điều 27. Chế độ tập sự
- Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
- Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
- Điều 30. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc
- Điều 33. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
- Điều 34. Trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng viên chức
- Điều 35. Trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 36. Biệt phái viên chức
- Điều 37. Bổ nhiệm viên chức quản lý
- Điều 38. Xin thôi giữ chức vụ quản lý hoặc miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
- Điều 39. Mục đích của đánh giá viên chức
- Điều 40. Căn cứ đánh giá viên chức
- Điều 41. Nội dung đánh giá viên chức
- Điều 42. Phân loại đánh giá viên chức
- Điều 43. Trách nhiệm đánh giá viên chức
- Điều 44. Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức
- Điều 47. Quản lý nhà nước về viên chức
- Điều 48. Quản lý viên chức
- Điều 49. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định liên quan đến quản lý viên chức
- Điều 50. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 51. Khen thưởng
- Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
- Điều 53. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 54. Tạm đình chỉ công tác
- Điều 55. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
- Điều 56. Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
- Điều 57. Quy định đối với viên chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự