Mục 1 Chương 2 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
Điều 11. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
Định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm căn cứ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm:
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, áp dụng chung trong cả nước hoặc trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương;
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và các nguồn tài nguyên ban hành theo thẩm quyền;
3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức được xây dựng và ban hành đúng pháp luật.
Điều 12. Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành áp dụng chung trong cả nước hoặc trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Có cơ sở khoa học và thực tiễn;
b) Phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội để ban hành hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung kịp thời;
d) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong ngành, lĩnh vực, địa phương phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng chung trong cả nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Tuân theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quy chế chi tiêu nội bộ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước, trong ngành, lĩnh vực, địa phương;
b) Phù hợp với khả năng tài chính của cơ quan, tổ chức và công việc, nhiệm vụ được giao;
c) Quy chế chi tiêu nội bộ phải được công khai, thảo luận rộng rãi trong cơ quan, tổ chức; có sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở.
Điều 13. Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng chung trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chỉ tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Thực hiện công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương;
c) Tổ chức kiểm tra việc xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ thuộc nội dung quy chế chi tiêu nội bộ do các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý ban hành.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong lĩnh vực nhà nước; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm xây dựng và công khai định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức.
Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và lao động, thời gian lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ tại các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi áp dụng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ tại cơ quan, tổ chức.
3. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm quy định về thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy chế chi tiêu nội bộ để xảy ra lãng phí phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
1. Các hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện, kiểm tra định mức, tiêu chuẩn chế độ bao gồm:
a) Ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ trái với nguyên tắc quy định tại
b) Thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật hoặc không đạt mục tiêu đã định;
c) Không tổ chức kiểm tra thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định tại các
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 9. Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí
- Điều 10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 12. Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 13. Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 14. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 16. Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 17. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 18. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 19. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 20. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia
- Điều 21. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế
- Điều 24. Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
- Điều 25. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 26. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 27. Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 28. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 29. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 30. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 31. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 32. Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 33. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 34. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 35. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 37. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 39. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
- Điều 40. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng
- Điều 41. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 42. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Điều 43. Quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 44. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 45. Hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng
- Điều 46. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 47. Quản lý, sử dụng đất
- Điều 48. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 49. Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 50. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 51. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác
- Điều 52. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo
- Điều 53. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
- Điều 55. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước
- Điều 56. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 57. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác
- Điều 58. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 60. Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 61. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước
- Điều 62. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 63. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 64. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 65. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng
- Điều 66. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 70. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 72. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 73. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra
- Điều 74. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân