Chương 1 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong:
1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước;
2. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên;
3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên.
3. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.
2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
3. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.
5. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định.
6. Tài nguyên bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác.
Tài nguyên và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
7. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người được bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuẩn vào vị trí lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan, tổ chức đó.
Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát.
2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.
3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.
a) Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật quản lý nợ công;
d) Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị, quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên;
đ) Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện; quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực;
e) Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động;
h) Quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân;
i) Lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức công khai bao gồm:
a) Phát hành ấn phẩm;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Đưa lên trang thông tin điện tử;
đ) Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;
e) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Ngoài các hình thức công khai bắt buộc theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lựa chọn áp dụng một hoặc một số hình thức công khai cho từng lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết hình thức, nội dung, thời điểm công khai.
Điều 6. Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
1. Công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
2. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
3. Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.
3. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
4. Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.
5. Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại
6. Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.
Điều 9. Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí
a) Tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Phản ánh dưới hình thức khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Người phát hiện lãng phí có quyền cung cấp thông tin cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi để xảy ra lãng phí, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp, cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước để xem xét giải quyết hoặc cung cấp cho các phương tiện thông tin đại chúng để đưa tin theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của thông tin phát hiện. Trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, lợi dụng thông tin gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, uy tín của người khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện để xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ thông tin phát hiện lãng phí khi được cung cấp; trường hợp có lãng phí xảy ra phải ngăn chặn, khắc phục kịp thời; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm và thông báo công khai kết quả; giải trình trước cơ quan chức năng về việc để xảy ra lãng phí.
4. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp khi nhận được thông tin về lãng phí có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức làm rõ theo chức năng, nhiệm vụ của mình, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát hiện, phản ánh hành vi lãng phí.
6. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc thực hiện quyền cung cấp thông tin phát hiện lãng phí; đe dọa, trả thù, trù dập, xúc phạm người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý thông tin và biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.
Điều 10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước
1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức; kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới và cá nhân có liên quan.
2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện thông qua hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành hoặc qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo chính sách, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định để bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
4. Kiểm toán thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước và tài nguyên của các cơ quan, tổ chức.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi và kiểm toán có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp khắc phục.
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 5. Công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 6. Giám sát về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 9. Phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí
- Điều 10. Kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 12. Nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 13. Trách nhiệm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 14. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 15. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 16. Hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ
- Điều 17. Lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 18. Quản lý kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 19. Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 20. Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia
- Điều 21. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
- Điều 23. Quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế
- Điều 24. Thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước
- Điều 25. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 26. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức
- Điều 27. Hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
- Điều 28. Mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại
- Điều 29. Quản lý, sử dụng phương tiện đi lại
- Điều 30. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc
- Điều 31. Mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 32. Hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc
- Điều 33. Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư
- Điều 34. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Điều 35. Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình
- Điều 37. Lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư
- Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình
- Điều 39. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
- Điều 40. Sử dụng vốn đầu tư xây dựng
- Điều 41. Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng
- Điều 42. Quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Điều 43. Quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
- Điều 44. Quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng
- Điều 45. Hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng
- Điều 46. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 47. Quản lý, sử dụng đất
- Điều 48. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
- Điều 49. Quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản
- Điều 50. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng
- Điều 51. Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác
- Điều 52. Sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo
- Điều 53. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
- Điều 54. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động
- Điều 55. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước
- Điều 56. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 57. Quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác
- Điều 58. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước
- Điều 59. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 60. Quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 61. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước
- Điều 62. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 63. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 64. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 65. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng
- Điều 66. Tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 69. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 70. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 71. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 72. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 73. Trách nhiệm của cơ quan thanh tra
- Điều 74. Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân