Chương 5 Luật thi hành án hình sự 2010
THI HÀNH ÁN TREO, ÁN PHẠT CẢNH CÁO, CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
Điều 61. Quyết định thi hành án treo
1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người được hưởng án treo;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Điều 62. Thi hành quyết định thi hành án treo
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án treo;
c) Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ thi hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
3. Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để xem xét và cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
c) Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
đ) Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
e) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
g) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại
h) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo khi người đó chuyển đi nơi khác;
i) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
k) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người được hưởng án treo theo quy định của pháp luật;
l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án treo theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.
Điều 64. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Điều 65. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để người đó tìm việc làm.
3. Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 66. Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách
a) Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai, thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo;
b) Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
c) Trường hợp được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công;
d) Trường hợp đã được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được rút ngắn thời gian thử thách, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Điều 67. Thực hiện việc kiểm điểm người được hưởng án treo
Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án treo và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Điều 68. Bổ sung hồ sơ thi hành án treo
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án các tài liệu sau:
a) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
b) Bản nhận xét của người trực tiếp được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo;
c) Bản tự nhận xét của người được hưởng án treo về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người được hưởng án treo bị kiểm điểm theo quy định tại
d) Trường hợp được rút ngắn thời gian thử thách thì phải có quyết định của Toà án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo bàn giao hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo quy định tại
Điều 69. Giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc
1. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú trong phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án treo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo đến cư trú để giám sát, giáo dục.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo đến cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại
2. Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc trong phạm vi quân khu thì đơn vị quân đội có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để làm thủ tục chuyển giao hồ sơ thi hành án cho đơn vị quân đội nơi người được hưởng án treo đến làm việc để giám sát, giáo dục.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc ngoài phạm vi quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp nơi người được hưởng án treo đến làm việc để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại
Trường hợp người được hưởng án treo không tiếp tục làm việc trong quân đội thì cơ quan cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại
Điều 70. Trách nhiệm của gia đình người được hưởng án treo
1. Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công trong việc giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; thông báo kết quả chấp hành án của người được hưởng án treo với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu.
2. Bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người được hưởng án treo là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người được hưởng án treo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
Mục 2. THI HÀNH ÁN PHẠT CẢNH CÁO
Điều 71. Thi hành án phạt cảnh cáo
1. Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa do Tòa án tuyên.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án đã xét xử sơ thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở.
3. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định của Luật này.
Mục 3. THI HÀNH ÁN PHẠT CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ
Điều 72. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Điều 73. Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án;
c) Cam kết của người chấp hành án;
d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.
3. Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án;
b) Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
c) Yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Biểu dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
đ) Giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú;
e) Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước;
g) Phối hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
h) Lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị quy định tại
i) Nhận xét bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp hành án khi người đó chuyển đi nơi khác;
k) Thực hiện thống kê, báo cáo cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền về kết quả thi hành án;
l) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của Luật này.
2. Trưởng Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này.
Điều 75. Nghĩa vụ của người chấp hành án
1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án.
2. Phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục.
3. Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
4. Ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Điều 76. Việc lao động, học tập của người chấp hành án
1. Người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật.
2. Người chấp hành án được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.
3. Người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm.
4. Người chấp hành án thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án
a) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp xét giảm thời hạn chấp hành án từ lần thứ hai, thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án;
b) Văn bản đề nghị giảm thời hạn chấp hành án của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án;
c) Trường hợp được khen thưởng hoặc lập công thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người chấp hành án lập công;
d) Trường hợp người chấp hành án bị bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người đó;
đ) Trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Điều 78. Thủ tục miễn chấp hành án
1. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ gồm có:
a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát;
c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
d) Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án có thẩm quyền phải mở phiên họp xét miễn và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
Điều 79. Thực hiện việc kiểm điểm người chấp hành án
Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án quy định tại
Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Điều 80. Bổ sung hồ sơ thi hành án
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có trách nhiệm bổ sung hồ sơ thi hành án các tài liệu sau:
a) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án;
b) Bản nhận xét của người được phân công giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án;
c) Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án; trường hợp bị kiểm điểm theo quy định tại
d) Trường hợp đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có quyết định của Toà án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu theo quy định tại
Điều 81. Trách nhiệm của gia đình người chấp hành án
1. Gia đình người chấp hành án có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công giám sát, giáo dục người chấp hành án để giám sát, giáo dục người đó. Thông báo kết quả chấp hành án của người chấp hành án với Ủy ban nhân dân cấp xã giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu.
2. Bồi thường thiệt hại và thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người chấp hành án là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án.
3. Phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
Luật thi hành án hình sự 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thi hành án hình sự
- Điều 5. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự
- Điều 6. Giám sát việc thi hành án hình sự
- Điều 7. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự
- Điều 10. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án hình sự
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quân đội trong thi hành án hình sự
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự
- Điều 21. Quyết định thi hành án phạt tù
- Điều 22. Thi hành quyết định thi hành án phạt tù
- Điều 23. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù
- Điều 24. Thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
- Điều 25. Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù
- Điều 26. Tiếp nhận người chấp hành án phạt tù
- Điều 27. Giam giữ phạm nhân
- Điều 28. Chế độ học tập, học nghề và được thông tin của phạm nhân
- Điều 29. Chế độ lao động của phạm nhân
- Điều 30. Sử dụng kết quả lao động của phạm nhân
- Điều 31. Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
- Điều 32. Thi hành quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
- Điều 33. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
- Điều 34. Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù
- Điều 35. Thực hiện trích xuất phạm nhân
- Điều 36. Khen thưởng phạm nhân
- Điều 37. Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn
- Điều 38. Xử lý phạm nhân vi phạm
- Điều 39. Thông báo tình hình chấp hành án; phối hợp với gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục cải tạo phạm nhân
- Điều 40. Trả lại tự do cho phạm nhân
- Điều 41. Thi hành quyết định tiếp nhận, chuyển giao đối với người đang chấp hành án phạt tù
- Điều 42. Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân
- Điều 43. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân
- Điều 44. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đối với phạm nhân
- Điều 45. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Điều 46. Chế độ gặp thân nhân, nhận quà của phạm nhân
- Điều 47. Chế độ liên lạc của phạm nhân
- Điều 48. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
- Điều 49. Giải quyết trường hợp phạm nhân chết
- Điều 50. Phạm vi áp dụng
- Điều 51. Chế độ quản lý, giáo dục, học văn hóa, học nghề, lao động
- Điều 52. Chế độ ăn, mặc, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và vui chơi giải trí
- Điều 53. Chế độ gặp, liên lạc với thân nhân
- Điều 54. Quyết định thi hành án tử hình
- Điều 55. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
- Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình
- Điều 57. Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư, nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế
- Điều 58. Hoãn thi hành án tử hình
- Điều 59. Hình thức và trình tự thi hành án tử hình
- Điều 60. Giải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình
- Điều 61. Quyết định thi hành án treo
- Điều 62. Thi hành quyết định thi hành án treo
- Điều 63. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo
- Điều 64. Nghĩa vụ của người được hưởng án treo
- Điều 65. Việc lao động, học tập của người được hưởng án treo
- Điều 66. Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách
- Điều 67. Thực hiện việc kiểm điểm người được hưởng án treo
- Điều 68. Bổ sung hồ sơ thi hành án treo
- Điều 69. Giải quyết trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc
- Điều 70. Trách nhiệm của gia đình người được hưởng án treo
- Điều 72. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
- Điều 73. Thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
- Điều 74. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án
- Điều 75. Nghĩa vụ của người chấp hành án
- Điều 76. Việc lao động, học tập của người chấp hành án
- Điều 77. Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án
- Điều 78. Thủ tục miễn chấp hành án
- Điều 79. Thực hiện việc kiểm điểm người chấp hành án
- Điều 80. Bổ sung hồ sơ thi hành án
- Điều 81. Trách nhiệm của gia đình người chấp hành án
- Điều 82. Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú
- Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú
- Điều 84. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm cư trú
- Điều 85. Quyền của người chấp hành án phạt cấm cư trú
- Điều 86. Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
- Điều 87. Bổ sung hồ sơ thi hành án phạt cấm cư trú
- Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án không được đến cư trú
- Điều 89. Thủ tục thi hành án phạt quản chế
- Điều 90. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án phạt quản chế về cư trú
- Điều 91. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế
- Điều 92. Quyền của người chấp hành án phạt quản chế
- Điều 93. Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế
- Điều 94. Bổ sung hồ sơ thi hành án phạt quản chế
- Điều 95. Thủ tục miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại
- Điều 96. Quyết định thi hành án phạt trục xuất
- Điều 97. Thông báo thi hành án phạt trục xuất
- Điều 98. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất
- Điều 99. Lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
- Điều 100. Giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn
- Điều 101. Thực hiện buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
- Điều 102. Chi phí trục xuất
- Điều 103. Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
- Điều 104. Tước quyền bầu cử, ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
- Điều 105. Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước
- Điều 106. Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 107. Thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Điều 108. Quyền và nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Điều 109. Trách nhiệm thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
- Điều 110. Quyết định áp dụng biện pháp tư pháp
- Điều 111. Nguyên tắc thi hành biện pháp tư pháp
- Điều 112. Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành biện pháp tư pháp
- Điều 113. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành biện pháp tư pháp
- Điều 114. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong thi hành biện pháp tư pháp
- Điều 115. Bảo đảm điều kiện thi hành các biện pháp tư pháp
- Điều 116. Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
- Điều 117. Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
- Điều 118. Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bệnh
- Điều 119. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Điều 120. Giải quyết trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh chết
- Điều 121. Thủ tục thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 122. Nhiệm vụ của người trực tiếp giám sát, giáo dục
- Điều 123. Quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 124. Thủ tục thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên
- Điều 125. Hoãn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 126. Giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng bỏ trốn
- Điều 127. Chế độ quản lý học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 128. Thực hiện lệnh trích xuất
- Điều 129. Chế độ học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề
- Điều 130. Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
- Điều 131. Chế độ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí
- Điều 132. Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 133. Chế độ ở và đồ dùng sinh hoạt của học sinh
- Điều 134. Chế độ chăm sóc y tế đối với học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 135. Giải quyết trường hợp học sinh trường giáo dưỡng chết
- Điều 136. Chế độ gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, đồ vật, tài sản của học sinh trường giáo dưỡng
- Điều 137. Chấm dứt thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 138. Khen thưởng, xử lý vi phạm
- Điều 139. Thủ tục cho học sinh trường giáo dưỡng ra trường
- Điều 140. Chi phí tổ chức thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Điều 141. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự
- Điều 142. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 143. Giải quyết kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu, thi hành quyết định của Viện kiểm sát về thi hành án hình sự
- Điều 144. Bảo đảm biên chế, cán bộ thi hành án hình sự
- Điều 145. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thi hành án hình sự
- Điều 146. Trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ trong thi hành án hình sự
- Điều 147. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
- Điều 148. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động thi hành án hình sự
- Điều 149. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự
- Điều 150. Quyền khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 151. Những trường hợp khiếu nại về thi hành án hình sự không được thụ lý giải quyết
- Điều 152. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 153. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân
- Điều 154. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 155. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 156. Nhiệm vụ và quyền hạn của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 157. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 158. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá
- Điều 159. Tiếp nhận, thụ lý đơn khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 160. Hồ sơ giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự
- Điều 161. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu trong thi hành án hình sự
- Điều 162. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong thi hành án hình sự
- Điều 163. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự
- Điều 164. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thi hành án hình sự
- Điều 165. Người có quyền tố cáo trong thi hành án hình sự
- Điều 166. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo trong thi hành án hình sự
- Điều 167. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo trong thi hành án hình sự
- Điều 168. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 169. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong quản lý nhà nước về thi hành án hình sự
- Điều 171. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong quản lý công tác thi hành án hình sự
- Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong quản lý công tác thi hành án hình sự
- Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự
- Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án hình sự
- Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án hình sự
- Điều 176. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế trong thi hành án hình sự
- Điều 177. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thi hành án hình sự
- Điều 178. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thi hành án hình sự
- Điều 179. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án hình sự
- Điều 180. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án hình sự