Chương 8 Luật thi hành án dân sự 2008
CHƯƠNG VIII
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự
1. Thống nhất quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong phạm vi cả nước.
2. Chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự.
3. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự.
4. Định kỳ hàng năm báo cáo Quốc hội về công tác thi hành án dân sự.
Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, kế hoạch về thi hành án dân sự;
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự;
d) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên, Thẩm tra viên;
đ) Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự;
e) Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự;
g) Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự;
h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án dân sự;
k) Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự;
l) Báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự.
2. Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự theo quy định của Chính phủ.
Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về thi hành án dân sự trong quân đội:
a) Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự trong quân đội;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và nhân viên làm công tác thi hành án dân sự trong quân đội;
c) Tổng kết, báo cáo Chính phủ về công tác thi hành án dân sự;
2. Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự trong quân đội;
b) Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án trong quân đội; bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu; khen thưởng, kỷ luật đối với quân nhân làm công tác thi hành án trong quân đội;
c) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về thi hành án trong quân đội;
d) Quản lý, lập kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động thi hành án trong quân đội.
3. Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này theo quy định của Chính phủ.
Điều 169. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Chỉ đạo cơ quan Công an bảo vệ cưỡng chế thi hành án, phối hợp bảo vệ kho vật chứng của cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết.
3. Chỉ đạo trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án.
4. Chỉ đạo cơ quan Công an có thẩm quyền phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Toà án xét, quyết định miễn, giảm hình phạt cho những người phải thi hành án có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.
Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.
Điều 171. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Kiểm sát và chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện việc kiểm sát thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.
Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh quân khu và tương đương trong thi hành án dân sự
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quân khu và tương đương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
2. Yêu cầu cơ quan thi hành án cấp quân khu báo cáo công tác, kiểm tra, thanh tra công tác thi hành án trên địa bàn quân khu và tương đương.
3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu.
4. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.
Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn.
2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
5. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
6. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án ở địa phương.
Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn.
2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
4. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tự kiểm tra, đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
5. Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự.
6. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự trong việc thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án và các nhiệm vụ khác về thi hành án dân sự trên địa bàn.
1. Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, phong toả tài sản; khấu trừ tiền trong tài khoản; giải toả việc phong toả tài khoản, phong toả tài sản của người phải thi hành án.
3. Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
Điều 177. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự
1. Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của người phải thi hành án đang được chi trả qua Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án.
3. Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản, người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
3. Thu hồi, sửa đổi, hủy các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, giấy tờ đăng ký giao dịch bảo đảm đã cấp cho người phải thi hành án; thực hiện việc cấp mới các giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án
1. Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế.
2. Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.
4. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án.
Cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự về các việc sau đây:
1. Giáo dục người đang chấp hành án hình sự thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định của Toà án;
3. Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự thu tiền thi hành án theo quy định của Luật này;
4. Kịp thời thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự về nơi cư trú của người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt tù, được đặc xá, được miễn chấp hành hình phạt tù.
Luật thi hành án dân sự 2008
- Số hiệu: 26/2008/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 161 đến số 162
- Ngày hiệu lực: 01/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
- Điều 5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 6. Thoả thuận thi hành án
- Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự
- Điều 9. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án
- Điều 10. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 11. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên
- Điều 12. Giám sát và kiểm sát việc thi hành án
- Điều 13. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
- Điều 17. Chấp hành viên
- Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
- Điều 19. Miễn nhiệm Chấp hành viên
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
- Điều 21. Những việc Chấp hành viên không được làm
- Điều 22. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 24. Biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 25. Trang phục, phù hiệu, chế độ đối với công chức làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
- Điều 27. Cấp bản án, quyết định
- Điều 28. Chuyển giao bản án, quyết định
- Điều 29. Thủ tục nhận bản án, quyết định
- Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 33. Nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 34. Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 35. Thẩm quyền thi hành án
- Điều 36. Ra quyết định thi hành án
- Điều 37. Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án
- Điều 38. Gửi quyết định về thi hành án
- Điều 39. Thông báo về thi hành án
- Điều 40. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân
- Điều 41. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 42. Niêm yết công khai
- Điều 43. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
- Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
- Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 48. Hoãn thi hành án
- Điều 49. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 50. Đình chỉ thi hành án
- Điều 51. Trả đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 52. Kết thúc thi hành án
- Điều 53. Xác nhận kết quả thi hành án
- Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 55. Ủy thác thi hành án
- Điều 56. Thẩm quyền uỷ thác thi hành án
- Điều 57. Thực hiện ủy thác thi hành án
- Điều 58. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 59. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
- Điều 60. Phí thi hành án dân sự
- Điều 61. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 62. Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 63. Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 64. Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 65. Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án
- Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án
- Điều 67. Phong tỏa tài khoản
- Điều 68. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
- Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Điều 70. Căn cứ cưỡng chế thi hành án
- Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
- Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
- Điều 75. Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp
- Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản
- Điều 77. Chấm dứt phong tỏa tài khoản
- Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
- Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ
- Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 84. Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 85. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 86. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 87. Tài sản không được kê biên
- Điều 88. Thực hiện việc kê biên
- Điều 89. Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm
- Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
- Điều 91. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 92. Kê biên vốn góp
- Điều 93. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
- Điều 94. Kê biên tài sản gắn liền với đất
- Điều 95. Kê biên nhà ở
- Điều 96. Kê biên phương tiện giao thông
- Điều 97. Kê biên hoa lợi
- Điều 98. Định giá tài sản kê biên
- Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
- Điều 100. Giao tài sản để thi hành án
- Điều 101. Bán tài sản đã kê biên
- Điều 102. Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản
- Điều 103. Giao tài sản bán đấu giá
- Điều 104. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành
- Điều 105. Giải toả kê biên tài sản
- Điều 106. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản
- Điều 107. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
- Điều 108. Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án
- Điều 109. Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản
- Điều 110. Quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án
- Điều 111. Kê biên quyền sử dụng đất
- Điều 112. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên
- Điều 113. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên
- Điều 114. Thủ tục cưỡng chế trả vật
- Điều 115. Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
- Điều 116. Cưỡng chế trả giấy tờ
- Điều 117. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
- Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định
- Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định
- Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định
- Điều 121. Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc
- Điều 122. Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định
- Điều 123. Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
- Điều 124. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Điều 125. Tiêu huỷ vật chứng, tài sản
- Điều 126. Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự
- Điều 127. Xử lý tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án
- Điều 128. Thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
- Điều 129. Thủ tục trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
- Điều 130. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 131. Thi hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 132. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 133. Chi phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án
- Điều 134. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 135. Thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa
- Điều 136. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 137. Tạm đình chỉ, đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 138. Thi hành các quyết định của Toà án trong quá trình mở thủ tục phá sản
- Điều 139. Thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản
- Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án
- Điều 141. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết
- Điều 142. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
- Điều 143. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 144. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 145. Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 146. Thời hạn giải quyết khiếu nại
- Điều 147. Hình thức khiếu nại
- Điều 148. Thụ lý đơn khiếu nại
- Điều 149. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 150. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 151. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 152. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 153. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 154. Người có quyền tố cáo
- Điều 155. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 156. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 157. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 158. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 159. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
- Điều 162. Hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Điều 163. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 164. Xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Điều 165. Xử lý vi phạm
- Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự
- Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự
- Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự
- Điều 169. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự
- Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
- Điều 171. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
- Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh quân khu và tương đương trong thi hành án dân sự
- Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự
- Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự
- Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự
- Điều 176. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự
- Điều 177. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự
- Điều 178. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự
- Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án
- Điều 180. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự