Mục 6 Chương 4 Luật thi hành án dân sự 2008
Mục 6. CƯỠNG CHẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN LÀ VẬT
Điều 87. Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Điều 88. Thực hiện việc kê biên
1. Trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khoá, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại
2. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được uỷ quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
1. Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký.
2. Sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để xử lý theo quy định tại
Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại
Điều 91. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án; trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.
Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê theo hợp đồng đã giao kết.
1. Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.
2. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.
Điều 93. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khoá, phá khoá hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khoá, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khoá, phá khoá, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại
Việc mở khoá, phá khoá, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Điều 94. Kê biên tài sản gắn liền với đất
Khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên theo quy định của pháp luật hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó.
1. Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.
2. Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở. Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
3. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết.
Trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Việc kê biên nhà ở bị khoá được thực hiện theo quy định tại
Điều 96. Kê biên phương tiện giao thông
1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định tại
Điều 98. Định giá tài sản kê biên
1. Ngay khi kê biên tài sản mà đương sự thoả thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên lập biên bản về thỏa thuận đó. Giá tài sản do đương sự thoả thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thoả thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá;
b) Tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ;
c) Thi hành phần bản án, quyết định quy định tại
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
1. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại
b) Đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản.
2. Việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và
Điều 100. Giao tài sản để thi hành án
1. Trường hợp đương sự thoả thuận để người được thi hành án nhận tài sản đã kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thoả thuận.
Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng.
2. Việc giao tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thoả thuận.
Điều 101. Bán tài sản đã kê biên
1. Tài sản đã kê biên được bán theo các hình thức sau đây:
a) Bán đấu giá;
b) Bán không qua thủ tục đấu giá.
2. Việc bán đấu giá đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện.
Đương sự có quyền thoả thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày định giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thoả thuận. Trường hợp đương sự không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản.
Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng.
3. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp sau đây:
a) Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.
Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên.
5. Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá.
Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
6. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 102. Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản
1. Đương sự, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản.
3. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị huỷ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 103. Giao tài sản bán đấu giá
Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản thì thủ tục cưỡng chế giao tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật này.
Điều 104. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đương sự không yêu cầu định giá lại thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định.
Trường hợp giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án.
Điều 105. Giải toả kê biên tài sản
1. Việc giải toả kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự thoả thuận về việc giải toả kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của Luật này;
c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại
2. Chấp hành viên ra quyết định giải toả kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 106. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản
1. Người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ những văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
a) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án dân sự;
b) Bản sao bản án, quyết định;
c) Quyết định thi hành án, quyết định kê biên tài sản;
d) Văn bản bán đấu giá thành hoặc biên bản giao nhận tài sản để thi hành án;
đ) Giấy tờ khác có liên quan đến tài sản, nếu có.
Luật thi hành án dân sự 2008
- Số hiệu: 26/2008/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/11/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 161 đến số 162
- Ngày hiệu lực: 01/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định
- Điều 5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 6. Thoả thuận thi hành án
- Điều 7. Quyền yêu cầu thi hành án
- Điều 8. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thi hành án dân sự
- Điều 9. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án
- Điều 10. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Điều 11. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên
- Điều 12. Giám sát và kiểm sát việc thi hành án
- Điều 13. Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện
- Điều 17. Chấp hành viên
- Điều 18. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
- Điều 19. Miễn nhiệm Chấp hành viên
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
- Điều 21. Những việc Chấp hành viên không được làm
- Điều 22. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 24. Biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 25. Trang phục, phù hiệu, chế độ đối với công chức làm công tác thi hành án dân sự
- Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
- Điều 27. Cấp bản án, quyết định
- Điều 28. Chuyển giao bản án, quyết định
- Điều 29. Thủ tục nhận bản án, quyết định
- Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Điều 31. Đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 33. Nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 34. Từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 35. Thẩm quyền thi hành án
- Điều 36. Ra quyết định thi hành án
- Điều 37. Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định về thi hành án
- Điều 38. Gửi quyết định về thi hành án
- Điều 39. Thông báo về thi hành án
- Điều 40. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân
- Điều 41. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
- Điều 42. Niêm yết công khai
- Điều 43. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án
- Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
- Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
- Điều 47. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án
- Điều 48. Hoãn thi hành án
- Điều 49. Tạm đình chỉ thi hành án
- Điều 50. Đình chỉ thi hành án
- Điều 51. Trả đơn yêu cầu thi hành án
- Điều 52. Kết thúc thi hành án
- Điều 53. Xác nhận kết quả thi hành án
- Điều 54. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án
- Điều 55. Ủy thác thi hành án
- Điều 56. Thẩm quyền uỷ thác thi hành án
- Điều 57. Thực hiện ủy thác thi hành án
- Điều 58. Bảo quản tài sản thi hành án
- Điều 59. Việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án
- Điều 60. Phí thi hành án dân sự
- Điều 61. Điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 62. Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 63. Thẩm quyền, thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 64. Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
- Điều 65. Bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án
- Điều 66. Biện pháp bảo đảm thi hành án
- Điều 67. Phong tỏa tài khoản
- Điều 68. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
- Điều 69. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
- Điều 70. Căn cứ cưỡng chế thi hành án
- Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều 72. Kế hoạch cưỡng chế thi hành án
- Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Điều 74. Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
- Điều 75. Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp
- Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản
- Điều 77. Chấm dứt phong tỏa tài khoản
- Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
- Điều 79. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án
- Điều 80. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ
- Điều 81. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 84. Kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 85. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 86. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 87. Tài sản không được kê biên
- Điều 88. Thực hiện việc kê biên
- Điều 89. Kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm
- Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
- Điều 91. Kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
- Điều 92. Kê biên vốn góp
- Điều 93. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
- Điều 94. Kê biên tài sản gắn liền với đất
- Điều 95. Kê biên nhà ở
- Điều 96. Kê biên phương tiện giao thông
- Điều 97. Kê biên hoa lợi
- Điều 98. Định giá tài sản kê biên
- Điều 99. Định giá lại tài sản kê biên
- Điều 100. Giao tài sản để thi hành án
- Điều 101. Bán tài sản đã kê biên
- Điều 102. Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản
- Điều 103. Giao tài sản bán đấu giá
- Điều 104. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành
- Điều 105. Giải toả kê biên tài sản
- Điều 106. Đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản
- Điều 107. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
- Điều 108. Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án
- Điều 109. Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản
- Điều 110. Quyền sử dụng đất được kê biên, bán đấu giá để thi hành án
- Điều 111. Kê biên quyền sử dụng đất
- Điều 112. Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên
- Điều 113. Xử lý tài sản gắn liền với đất đã kê biên
- Điều 114. Thủ tục cưỡng chế trả vật
- Điều 115. Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
- Điều 116. Cưỡng chế trả giấy tờ
- Điều 117. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
- Điều 118. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định
- Điều 119. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhất định
- Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định
- Điều 121. Cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc
- Điều 122. Chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ kèm theo bản án, quyết định
- Điều 123. Thủ tục tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ
- Điều 124. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Điều 125. Tiêu huỷ vật chứng, tài sản
- Điều 126. Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự
- Điều 127. Xử lý tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án
- Điều 128. Thu án phí, tiền phạt và các khoản phải thu khác đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
- Điều 129. Thủ tục trả lại tiền, tài sản cho người được thi hành án đang chấp hành hình phạt tù
- Điều 130. Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 131. Thi hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 132. Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Điều 133. Chi phí thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án
- Điều 134. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 135. Thi hành quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa
- Điều 136. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 137. Tạm đình chỉ, đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
- Điều 138. Thi hành các quyết định của Toà án trong quá trình mở thủ tục phá sản
- Điều 139. Thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố phá sản
- Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án
- Điều 141. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết
- Điều 142. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
- Điều 143. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 144. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 145. Quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
- Điều 146. Thời hạn giải quyết khiếu nại
- Điều 147. Hình thức khiếu nại
- Điều 148. Thụ lý đơn khiếu nại
- Điều 149. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
- Điều 150. Trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 151. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Điều 152. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 153. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Điều 154. Người có quyền tố cáo
- Điều 155. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 156. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 157. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 158. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
- Điều 159. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự
- Điều 162. Hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Điều 163. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 164. Xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
- Điều 165. Xử lý vi phạm
- Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong thi hành án dân sự
- Điều 167. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự
- Điều 168. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng trong thi hành án dân sự
- Điều 169. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an trong thi hành án dân sự
- Điều 170. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
- Điều 171. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thi hành án dân sự
- Điều 172. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tư lệnh quân khu và tương đương trong thi hành án dân sự
- Điều 173. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thi hành án dân sự
- Điều 174. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thi hành án dân sự
- Điều 175. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án dân sự
- Điều 176. Trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong thi hành án dân sự
- Điều 177. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự
- Điều 178. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm trong thi hành án dân sự
- Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án
- Điều 180. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức được giao theo dõi, quản lý người đang chấp hành án hình sự