Chương 2 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Quản lý việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
6. Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
7. Hợp tác quốc tế về tài sản công.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
9. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
10. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
11. Quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản công.
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
1. Trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết về quản lý, sử dụng tài sản công; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo thẩm quyền.
2. Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý tài sản công.
3. Quy định chi tiết về: quản lý vận hành, chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công, khai thác tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; sử dụng tài sản công để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao; thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với tài sản quy định tại các
4. Quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định:
a) Giao, mua sắm, thuê, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Giao, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng; phê duyệt đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng;
d) Sử dụng tài sản công để tham gia dự án theo hình thức đối tác công tư; sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao;
e) Mua sắm, thuê, phê duyệt phương án xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.
5. Tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch khai thác và xử lý đối với tài sản công chưa giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đối tượng khác quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
6. Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo yêu cầu của Quốc hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản công, các hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công và báo cáo, công khai kết quả kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài sản công.
2. Chủ trì xây dựng, trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về:
a) Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; việc phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản công của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), máy móc, thiết bị và các tài sản công được sử dụng phổ biến tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, trừ nhà ở công vụ và tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Chế độ quản lý tài chính đối với đất đai, tài nguyên; chế độ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại doanh nghiệp; chế độ quản lý, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước và tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
3. Tham gia với Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đó.
4. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, sử dụng tài sản công trong phạm vi được phân công; công khai tài sản công của cả nước.
5. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện công tác thống kê, phân tích, dự báo về tài sản công.
6. Tổng hợp, trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ, cơ quan trung ương) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý;
b) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
c) Kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ.
2. Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công; thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ.
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
1. Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ quy định của Luật này, phân cấp của Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương; công khai tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tài sản công, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Luật này, pháp luật có liên quan và phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Điều 19. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao cơ quan quản lý tài sản công thuộc Bộ giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về tài sản công quy định tại
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương giao một cơ quan, đơn vị đang thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan trung ương làm đầu mối giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại
b) Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với tài sản công theo quy định của pháp luật.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- Số hiệu: 15/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 519 đến số 520
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại tài sản công
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 7. Hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
- Điều 8. Công khai tài sản công
- Điều 9. Giám sát của cộng đồng đối với tài sản công
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 19. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công
- Điều 20. Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Điều 21. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công
- Điều 24. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
- Điều 25. Nguyên tắc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
- Điều 26. Thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
- Điều 27. Trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
- Điều 28. Hình thành tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 29. Nhà nước giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước
- Điều 30. Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước
- Điều 31. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 32. Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
- Điều 33. Khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 34. Sử dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 35. Quản lý vận hành tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 36. Sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước
- Điều 37. Lập, quản lý hồ sơ về tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 38. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 39. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 40. Hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 41. Thu hồi tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 42. Điều chuyển tài sản công
- Điều 43. Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 44. Sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 45. Thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 46. Tiêu hủy tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 47. Xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 48. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước
- Điều 49. Quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 50. Hình thành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 51. Đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp
- Điều 52. Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 53. Thuê tài sản, khoán kinh phí sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 54. Sử dụng, quản lý vận hành tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 55. Quy định chung về việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
- Điều 56. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh
- Điều 57. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê
- Điều 58. Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
- Điều 59. Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 60. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 61. Khấu hao và hao mòn tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 62. Xử lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 63. Xử lý tài sản công trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 64. Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 65. Quản lý, sử dụng tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 66. Quản lý, sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 67. Quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
- Điều 68. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 69. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
- Điều 70. Quản lý, sử dụng tài sản công tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội
- Điều 71. Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước
- Điều 72. Quản lý, sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan dự trữ nhà nước
- Điều 73. Quản lý, sử dụng hàng hóa, vật tư thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 74. Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 75. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 77. Tài sản kết cấu hạ tầng giao cho đối tượng quản lý
- Điều 78. Hồ sơ, thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 79. Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 80. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 81. Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác tài sản
- Điều 82. Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 83. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 84. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 85. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 86. Sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng
- Điều 87. Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 88. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 89. Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 90. Bán tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 91. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 92. Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 93. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
- Điều 94. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
- Điều 95. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công tư
- Điều 96. Chuyển giao tài sản được hình thành thông qua quá trình thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư cho Nhà nước
- Điều 97. Tài sản công tại doanh nghiệp
- Điều 98. Quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 99. Quản lý, sử dụng tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Điều 100. Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước
- Điều 101. Hình thành tài sản của dự án
- Điều 102. Sử dụng tài sản phục vụ hoạt động của dự án
- Điều 103. Xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án
- Điều 104. Xử lý tài sản là kết quả của dự án
- Điều 105. Quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước
- Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 108. Bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 109. Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 111. Tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 112. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
- Điều 113. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
- Điều 114. Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
- Điều 115. Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Điều 116. Thu thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai
- Điều 117. Sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao
- Điều 118. Khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng
- Điều 119. Tài nguyên
- Điều 120. Quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên
- Điều 121. Khai thác nguồn lực tài chính từ tài nguyên
- Điều 122. Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, thu tiền sử dụng tài nguyên, tiền thuê tài nguyên
- Điều 123. Thu thuế tài nguyên, phí, lệ phí trong quản lý, sử dụng, khai thác tài nguyên
- Điều 124. Quản lý, sử dụng các khoản thu từ khai thác tài nguyên
- Điều 125. Hệ thống thông tin về tài sản công
- Điều 126. Trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin về tài sản công
- Điều 127. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 128. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
- Điều 129. Sử dụng thông tin về tài sản công