Điều 27 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
Điều 27. Trách nhiệm trong ứng phó thiên tai
1. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai đối với từng loại thiên tai, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm theo dõi tình hình thiên tai; chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và điều phối hoạt động ứng phó thiên tai liên ngành với phạm vi cấp vùng từ hai tỉnh trở lên; hỗ trợ địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiên tai và hoạt động ứng phó thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, chỉ đạo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn phương án và biện pháp ứng phó thiên tai;
b) Tổ chức thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai bảo đảm an toàn công trình và hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo ứng phó thiên tai;
c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn.
4. Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn;
b) Chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu thiệt hại;
c) Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên.
5. Lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.
6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và tham gia ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.
7. Căn cứ vào các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể, các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên cùng địa bàn phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo, chỉ huy của người có thẩm quyền để thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai.
8. Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai phù hợp với cấp độ rủi ro thiên tai.
Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai
- Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
- Điều 7. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai
- Điều 8. Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
- Điều 9. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
- Điều 10. Quỹ phòng, chống thiên tai
- Điều 11. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai
- Điều 12. Các hành vi bị cấm
- Điều 13. Nội dung phòng ngừa thiên tai
- Điều 14. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
- Điều 15. Kế hoạch phòng, chống thiên tai
- Điều 16. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội
- Điều 17. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai; theo dõi, giám sát thiên tai
- Điều 18. Cấp độ rủi ro thiên tai
- Điều 19. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm dân cư nông thôn và công trình hạ tầng kỹ thuật
- Điều 20. Xây dựng và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình kết hợp phòng, chống thiên tai
- Điều 21. Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai
- Điều 22. Phương án ứng phó thiên tai
- Điều 23. Chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai
- Điều 24. Dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai
- Điều 25. Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai
- Điều 26. Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
- Điều 27. Trách nhiệm trong ứng phó thiên tai
- Điều 28. Thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai
- Điều 29. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó thiên tai
- Điều 30. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 31. Trách nhiệm thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai
- Điều 32. Hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
- Điều 33. Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam
- Điều 38. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai
- Điều 39. Nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
- Điều 40. Cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền hợp tác quốc tế về phòng, chống thiên tai
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam