Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
2. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
4. Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười.
5. Tỷ lệ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích rừng so với tổng diện tích đất tự nhiên trên một phạm vi địa lý nhất định.
6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
7. Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng.
8. Rừng tín ngưỡng là rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng.
9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
10. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
11. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.
12. Giá trị rừng là tổng giá trị các yếu tố cấu thành hệ sinh thái rừng và các giá trị môi trường rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
13. Giá trị quyền sử dụng rừng là tổng giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng rừng tại một thời điểm, trên một diện tích rừng xác định.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
15. Mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng là thực vật rừng, động vật rừng còn sống hoặc đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của chúng.
16. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
17. Hồ sơ lâm sản là tài liệu về lâm sản được lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
18. Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ được khai thác, mua bán, sản xuất phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
19. Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.
20. Chứng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.
21. Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.
22. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
23. Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.
24. Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.
25. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng.
26. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
27. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
28. Phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng là khu vực hoạt động thường xuyên của ban quản lý rừng đặc dụng, cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp với xây dựng công trình quản lý dịch vụ của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
29. Đóng cửa rừng tự nhiên là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
30. Mở cửa rừng tự nhiên là cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên trở lại bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
31. Suy thoái rừng là sự suy giảm về hệ sinh thái rừng, làm giảm chức năng của rừng.
Luật Lâm nghiệp 2017
- Số hiệu: 16/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1057 đến số 1058
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp
- Điều 5. Phân loại rừng
- Điều 6. Phân định ranh giới rừng
- Điều 7. Sở hữu rừng
- Điều 8. Chủ rừng
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
- Điều 10. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 11. Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 12. Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
- Điều 13. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 14. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
- Điều 15. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 16. Giao rừng
- Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất
- Điều 18. Chuyển loại rừng
- Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 22. Thu hồi rừng
- Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
- Điều 24. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng
- Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
- Điều 26. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 32. Trách nhiệm của Nhà nước khi đóng cửa rừng tự nhiên
- Điều 33. Điều tra rừng
- Điều 34. Kiểm kê rừng
- Điều 35. Theo dõi diễn biến rừng
- Điều 36. Cơ sở dữ liệu rừng
- Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 40. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Điều 41. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng
- Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
- Điều 43. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
- Điều 45. Biện pháp lâm sinh
- Điều 46. Phát triển rừng đặc dụng
- Điều 47. Phát triển rừng phòng hộ
- Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
- Điều 49. Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng
- Điều 50. Trồng cây phân tán
- Điều 51. Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
- Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 56. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
- Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 60. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
- Điều 61. Các loại dịch vụ môi trường rừng
- Điều 62. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
- Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản
- Điều 67. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
- Điều 69. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- Điều 70. Chính sách phát triển thị trường lâm sản
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản
- Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 79. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
- Điều 83. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất
- Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
- Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia
- Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất
- Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
- Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 94. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 96. Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
- Điều 97. Chính sách khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
- Điều 98. Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
- Điều 99. Chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
- Điều 100. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Điều 101. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 102. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp