Mục 2 Chương 9 Luật Lâm nghiệp 2017
Mục 2. ĐẦU TƯ VÀ TÀI CHÍNH TRONG LÂM NGHIỆP
Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
1. Ngân sách nhà nước.
2. Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.
4. Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
5. Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
6. Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
7. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước
1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, phát triển lâm nghiệp và khả năng của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định những hoạt động được sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Việc lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán và giám sát ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
b) Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị;
c) Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho chủ rừng;
đ) Xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường, thương mại trong hoạt động lâm nghiệp; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển rừng sản xuất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc;
b) Trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ;
c) Phục hồi rừng tự nhiên;
d) Phát triển giống cây lâm nghiệp công nghệ cao.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
1. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập ở cấp trung ương;
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
4. Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
a) Tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
b) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
c) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
5. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh.
6. Chính phủ quy định chi tiết về nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, cơ chế quản lý, sử dụng tài chính của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Luật Lâm nghiệp 2017
- Số hiệu: 16/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1057 đến số 1058
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp
- Điều 5. Phân loại rừng
- Điều 6. Phân định ranh giới rừng
- Điều 7. Sở hữu rừng
- Điều 8. Chủ rừng
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
- Điều 10. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 11. Thời kỳ và nội dung quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 12. Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
- Điều 13. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch lâm nghiệp
- Điều 14. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
- Điều 15. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 16. Giao rừng
- Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất
- Điều 18. Chuyển loại rừng
- Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Điều 22. Thu hồi rừng
- Điều 23. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
- Điều 24. Nguyên tắc tổ chức quản lý rừng
- Điều 25. Thẩm quyền thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ
- Điều 26. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Điều 29. Nguyên tắc đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
- Điều 32. Trách nhiệm của Nhà nước khi đóng cửa rừng tự nhiên
- Điều 33. Điều tra rừng
- Điều 34. Kiểm kê rừng
- Điều 35. Theo dõi diễn biến rừng
- Điều 36. Cơ sở dữ liệu rừng
- Điều 37. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Điều 38. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 39. Phòng cháy và chữa cháy rừng
- Điều 40. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Điều 41. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng
- Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
- Điều 43. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Điều 44. Phát triển giống cây lâm nghiệp
- Điều 45. Biện pháp lâm sinh
- Điều 46. Phát triển rừng đặc dụng
- Điều 47. Phát triển rừng phòng hộ
- Điều 48. Phát triển rừng sản xuất
- Điều 49. Trồng cấy thực vật rừng, gây nuôi phát triển động vật rừng
- Điều 50. Trồng cây phân tán
- Điều 51. Kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 52. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
- Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
- Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng và vùng đệm của rừng đặc dụng
- Điều 55. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 56. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
- Điều 57. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ
- Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 59. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 60. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất
- Điều 61. Các loại dịch vụ môi trường rừng
- Điều 62. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng
- Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản
- Điều 67. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chế biến lâm sản
- Điều 69. Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- Điều 70. Chính sách phát triển thị trường lâm sản
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại lâm sản
- Điều 72. Quản lý thương mại lâm sản và kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng đã giao
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 79. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 80. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
- Điều 83. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ
- Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất
- Điều 86. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
- Điều 87. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị vũ trang được Nhà nước giao rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, rừng phòng hộ, rừng sản xuất
- Điều 88. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp được Nhà nước giao khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia
- Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất
- Điều 92. Nguồn tài chính trong lâm nghiệp
- Điều 93. Những hoạt động lâm nghiệp được sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 94. Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 95. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 96. Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
- Điều 97. Chính sách khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
- Điều 98. Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
- Điều 99. Chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
- Điều 100. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Điều 101. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 102. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp