Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
Điều 69. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đơn vị được kiểm toán:
a) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhà nước về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán khi có căn cứ cho rằng kết quả kiểm toán đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị;
c) Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại;
d) Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và các hành vi bị cấm thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 6. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 7. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Chức năng của Kiểm toán nhà nước
- Điều 10. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 12. Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 13. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 14. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 15. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 16. Tổ chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 17. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 18. Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 21. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 22. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 23. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên
- Điều 24. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính
- Điều 25. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp
- Điều 26. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 27. Miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
- Điều 29. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- Điều 30. Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán
- Điều 31. Quyết định kiểm toán
- Điều 32. Nội dung kiểm toán
- Điều 33. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 36. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 37. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 38. Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 43. Nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 44. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 45. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 46. Thực hiện kiểm toán
- Điều 47. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 48. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 50. Công khai báo cáo kiểm toán
- Điều 51. Công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 55. Đơn vị được kiểm toán
- Điều 56. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 58. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán
- Điều 59. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước
- Điều 60. Biên chế của Kiểm toán nhà nước
- Điều 61. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động của Kiểm toán nhà nước
- Điều 62. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 63. Quốc hội với Kiểm toán nhà nước
- Điều 64. Chính phủ với Kiểm toán nhà nước
- Điều 65. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước