Mục 1 Chương 2 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
Mục 1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 9. Chức năng của Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Điều 10. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
1. Quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hằng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.
7. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh.
9. Giải trình về kết quả kiểm toán với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo quy định của pháp luật.
10. Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy định tại
11. Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
12. Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán.
13. Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
15. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước.
16. Tổ chức thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
17. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước.
18. Xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
1. Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.
4. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
5. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
7. Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.
8. Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
9. Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.
Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
- Điều 6. Chuẩn mực kiểm toán nhà nước
- Điều 7. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Chức năng của Kiểm toán nhà nước
- Điều 10. Nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước
- Điều 11. Quyền hạn của Kiểm toán nhà nước
- Điều 12. Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 13. Trách nhiệm của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 14. Quyền hạn của Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 15. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước
- Điều 16. Tổ chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 17. Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng
- Điều 18. Thành lập và giải thể Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Kiểm toán nhà nước
- Điều 20. Các ngạch Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 21. Tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 22. Trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 23. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên
- Điều 24. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính
- Điều 25. Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp
- Điều 26. Thẻ Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 27. Miễn nhiệm Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 28. Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
- Điều 29. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
- Điều 30. Căn cứ để ban hành quyết định kiểm toán
- Điều 31. Quyết định kiểm toán
- Điều 32. Nội dung kiểm toán
- Điều 33. Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước
- Điều 36. Thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán
- Điều 37. Thành phần Đoàn kiểm toán
- Điều 38. Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 43. Nhiệm vụ và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước
- Điều 44. Các bước của quy trình kiểm toán
- Điều 45. Chuẩn bị kiểm toán
- Điều 46. Thực hiện kiểm toán
- Điều 47. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
- Điều 48. Lập và gửi báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước
- Điều 49. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Điều 50. Công khai báo cáo kiểm toán
- Điều 51. Công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
- Điều 55. Đơn vị được kiểm toán
- Điều 56. Quyền của đơn vị được kiểm toán
- Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
- Điều 58. Trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí của các đơn vị được kiểm toán
- Điều 59. Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất của Kiểm toán nhà nước
- Điều 60. Biên chế của Kiểm toán nhà nước
- Điều 61. Đầu tư hiện đại hóa hoạt động của Kiểm toán nhà nước
- Điều 62. Chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán nhà nước
- Điều 63. Quốc hội với Kiểm toán nhà nước
- Điều 64. Chính phủ với Kiểm toán nhà nước
- Điều 65. Trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 66. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân
- Điều 67. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
- Điều 68. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước