Chương 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CÔNG TÁC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 81. Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
2. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước bao gồm 4 tuyến như sau:
a) Tuyến trung ương;
b) Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Tuyến xã, phường, thị trấn.
Điều 82. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực của đất nước để xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị ngày càng tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
b) Bảo đảm cân đối, đồng bộ, có quy mô hợp lý, được bố trí phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Căn cứ để xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, cơ cấu bệnh tật;
b) Địa giới hành chính, địa bàn dân cư, quy mô dân số;
c) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nội dung quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án trọng điểm;
b) Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Nguồn lực, giải pháp thực hiện, điều kiện bảo đảm.
4. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.
Điều 83. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
1. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại.
2. Nhà nước miễn học phí đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Điều 84. Chế độ đối với người hành nghề
1. Người hành nghề bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh do tai tạn rủi ro nghề nghiệp được hưởng các chế độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình hành nghề, người hành nghề dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Điều 85. Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngân sách nhà nước đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
2. Kinh phí từ nguồn chi trả chi phí sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Điều 86. Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế
1. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân; từng bước chuyển hình thức đầu tư từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước sang hình thức hỗ trợ cho người dân thông qua bảo hiểm y tế.
2. Ngân sách nhà nước chi cho công tác khám bệnh, chữa bệnh phải được phân bổ công khai, minh bạch; căn cứ vào quy mô dân số, cơ cấu bệnh tật, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với công tác khám bệnh, chữa bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm.
Điều 87. Xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh
1. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
2. Nhà nước thực hiện đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm tự chăm lo sức khỏe, phát hiện bệnh sớm cho các thành viên trong tổ chức, gia đình và bản thân; tham gia cấp cứu, hỗ trợ giải quyết các trường hợp xảy ra tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có sự huy động của cơ quan có thẩm quyền.
4. Nhà nước có hình thức khen thưởng thích hợp đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không vì mục đích lợi nhuận; đóng góp, tài trợ, ủng hộ cho việc phát triển công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 88. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
2. Chính phủ quy định cơ chế thu, quản lý và sử dụng khoản thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 89. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh
1. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh là quỹ xã hội, từ thiện được thành lập và hoạt động để hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có khả năng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các hoạt động khác phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; việc thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Số hiệu: 40/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 23/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 6. Các hành vi bị cấm
- Điều 7. Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế
- Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư
- Điều 9. Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 10. Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 12. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 13. Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
- Điều 14. Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề
- Điều 15. Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 16. Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 17. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề
- Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
- Điều 19. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 20. Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 21. Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh, hợp tác đào tạo về y có thực hành khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 22. Thừa nhận chứng chỉ hành nghề
- Điều 23. Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Điều 24. Xác nhận quá trình thực hành
- Điều 25. Chứng chỉ hành nghề
- Điều 26. Thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề
- Điều 27. Hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 28. Thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 29. Thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề
- Điều 30. Lệ phí cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề
- Điều 31. Quyền được hành nghề
- Điều 32. Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 33. Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn
- Điều 34. Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh
- Điều 35. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
- Điều 35. Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề
- Điều 37. Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
- Điều 38. Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
- Điều 39. Nghĩa vụ đối với xã hội
- Điều 40. Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp
- Điều 41. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 44. Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 45. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 46. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 47. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 48. Thu hồi và đình chỉ giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 49. Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 50. Chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 51. Các tổ chức chứng nhận chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 54. Cấp cứu
- Điều 55. Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc
- Điều 56. Hội chẩn
- Điều 57. Điều trị ngoại trú
- Điều 58. Điều trị nội trú
- Điều 59. Hồ sơ bệnh án
- Điều 60. Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú
- Điều 61. Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa
- Điều 62. Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 63. Xử lý chất thải y tế
- Điều 64. Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận
- Điều 65. Giải quyết đối với người bệnh tử vong
- Điều 66. Bắt buộc chữa bệnh
- Điều 67. Trực khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 68. Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 69. Kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 70. Điều kiện áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam
- Điều 71. Thẩm quyền cho phép áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới
- Điều 72. Hồ sơ, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới
- Điều 73. Xác định người hành nghề có sai sót hoặc không có sai sót chuyên môn kỹ thuật
- Điều 74. Thành lập hội đồng chuyên môn
- Điều 75. Thành phần, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ của hội đồng chuyên môn
- Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 77. Xác định mức bồi thường thiệt hại do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 78. Bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 81. Hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 82. Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 83. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
- Điều 84. Chế độ đối với người hành nghề
- Điều 85. Các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 86. Ngân sách nhà nước chi cho công tác y tế
- Điều 87. Xã hội hóa công tác khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 88. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 89. Quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh