Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đối tượng địa lý là sự vật, hiện tượng trong thế giới thực hoặc sự mô tả đối tượng, hiện tượng không tồn tại trong thế giới thực tại vị trí địa lý xác định ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không.
2. Đo đạc là việc thu nhận, xử lý thông tin, dữ liệu để xác định vị trí, hình dạng, kích thước và thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý.
3. Bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc.
4. Hoạt động đo đạc và bản đồ là việc đo đạc các đối tượng địa lý; xây dựng, vận hành công trình hạ tầng đo đạc, cơ sở dữ liệu địa lý; thành lập bản đồ, sản xuất sản phẩm đo đạc và bản đồ khác. Hoạt động đo đạc và bản đồ bao gồm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản và hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành.
5. Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
6. Hệ tọa độ quốc gia là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
7. Hệ tọa độ quốc tế là hệ tọa độ toán học trong không gian và trên mặt phẳng, được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng phổ biến trên thế giới để biểu thị kết quả đo đạc và bản đồ.
8. Hệ độ cao quốc gia là hệ độ cao được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định giá trị độ cao của đối tượng địa lý.
9. Hệ trọng lực quốc gia là hệ trọng lực được thiết lập theo mốc thời gian xác định và sử dụng thống nhất trong cả nước để xác định các giá trị trọng trường Trái Đất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trạm định vị vệ tinh là trạm cố định trên mặt đất dùng để thu nhận tín hiệu định vị từ vệ tinh, xử lý, truyền thông tin phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ.
11. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là khoảng không, diện tích mặt đất, dưới mặt đất, mặt nước, dưới mặt nước cần thiết để bảo đảm công trình hạ tầng đo đạc hoạt động đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi xây dựng.
12. Bản đồ địa hình là bản đồ thể hiện đặc trưng địa hình, địa vật và địa danh theo hệ tọa độ, hệ độ cao, ở tỷ lệ xác định.
13. Hệ thống bản đồ địa hình quốc gia là tập hợp bản đồ địa hình trên đất liền, đảo, quần đảo và bản đồ địa hình đáy biển được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dãy tỷ lệ quy định, trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia để sử dụng thống nhất trong cả nước.
14. Dữ liệu không gian địa lý là dữ liệu về vị trí địa lý và thuộc tính của đối tượng địa lý.
15. Dữ liệu nền địa lý là dữ liệu không gian địa lý làm cơ sở để xây dựng dữ liệu không gian địa lý khác.
16. Cơ sở dữ liệu địa lý là tập hợp có tổ chức các dữ liệu không gian địa lý.
17. Địa danh là tên của đối tượng địa lý là sự vật trong thế giới thực gắn với vị trí địa lý xác định.
18. Bản đồ biên giới là bản đồ thể hiện biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không được xác định theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
19. Bản đồ hành chính là bản đồ thể hiện sự phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
20. Bản đồ chuẩn biên giới quốc gia là bản đồ biên giới được thành lập trong hệ tọa độ quốc gia và hệ độ cao quốc gia.
21. Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
22. Bản đồ hàng không dân dụng là bản đồ thể hiện địa hình, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động bay dân dụng.
23. Bản đồ công trình ngầm là bản đồ thể hiện quy hoạch, phân vùng, hiện trạng công trình dưới mặt đất, dưới mặt nước.
24. Xuất bản phẩm bản đồ là bản đồ được xuất bản, xuất bản phẩm khác có sử dụng hình ảnh bản đồ dưới mọi hình thức.
Luật Đo đạc và bản đồ 2018
- Số hiệu: 27/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 777 đến số 778
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về đo đạc và bản đồ
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 7. Hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ
- Điều 9. Tài chính cho hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 10. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản
- Điều 11. Hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia và hệ trọng lực quốc gia
- Điều 12. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc quốc gia
- Điều 13. Dữ liệu ảnh hàng không
- Điều 14. Dữ liệu ảnh viễn thám
- Điều 15. Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
- Điều 16. Xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập, cập nhật hệ thống bản đồ địa hình quốc gia
- Điều 17. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia
- Điều 18. Thể hiện biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ
- Điều 19. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính
- Điều 20. Yêu cầu, nguyên tắc và các trường hợp chuẩn hóa địa danh
- Điều 21. Trách nhiệm chuẩn hóa địa danh, sử dụng địa danh đã được chuẩn hóa
- Điều 22. Nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành
- Điều 23. Hệ thống số liệu các mạng lưới đo đạc cơ sở chuyên ngành
- Điều 24. Đo đạc và bản đồ quốc phòng
- Điều 25. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính
- Điều 26. Thành lập bản đồ hành chính
- Điều 27. Đo đạc, thành lập hải đồ
- Điều 28. Đo đạc, thành lập bản đồ hàng không dân dụng
- Điều 29. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình ngầm
- Điều 30. Đo đạc, thành lập bản đồ phục vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
- Điều 31. Thành lập tập bản đồ; đo đạc, thành lập các loại bản đồ chuyên ngành khác
- Điều 32. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đo đạc và bản đồ
- Điều 33. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 34. Quản lý chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 35. Các loại công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 36. Xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 37. Sử dụng mốc đo đạc
- Điều 38. Bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
- Điều 39. Hệ thống thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 40. Cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ
- Điều 41. Lưu trữ, bảo mật, cung cấp, trao đổi, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 42. Quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ
- Điều 43. Quy định chung về hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 44. Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 45. Dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 46. Dịch vụ về dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 47. Sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
- Điều 48. Cổng thông tin không gian địa lý Việt Nam
- Điều 51. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 52. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 53. Chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ
- Điều 54. Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ