Chương 2 Luật Đầu tư 2005
Điều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản
1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.
Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.
4. Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 8. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
Để phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:
1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;
2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;
c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;
d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;
đ) Đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;
e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;
g) Đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.
Điều 9. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài
1. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây:
a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;
b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;
c) Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;
d) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.
2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
3. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.
4. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Điều 10. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất
Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.
Điều 11. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:
a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;
b) Được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;
c) Được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.
3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt Nam;
b) Trọng tài Việt Nam;
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Đầu tư 2005
- Số hiệu: 59/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 41 đến số 42
- Ngày hiệu lực: 01/07/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách về đầu tư
- Điều 5. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế
- Điều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản
- Điều 7. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
- Điều 8. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại
- Điều 9. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài
- Điều 10. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất
- Điều 11. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách
- Điều 12. Giải quyết tranh chấp
- Điều 13. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
- Điều 14. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư
- Điều 15. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư
- Điều 16. Quyền mua ngoại tệ
- Điều 17. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư
- Điều 18. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
- Điều 19. Các quyền khác của nhà đầu tư
- Điều 20. Nghĩa vụ của nhà đầu tư
- Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp
- Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Điều 23. Đầu tư theo hợp đồng
- Điều 24. Đầu tư phát triển kinh doanh
- Điều 25. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại
- Điều 26. Đầu tư gián tiếp
- Điều 27. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư
- Điều 28. Địa bàn ưu đãi đầu tư
- Điều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Điều 30. Lĩnh vực cấm đầu tư
- Điều 31. Ban hành danh mục các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện
- Điều 32. Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư
- Điều 33. Ưu đãi về thuế
- Điều 34. Chuyển lỗ
- Điều 35. Khấu hao tài sản cố định
- Điều 36. Ưu đãi về sử dụng đất
- Điều 37. Ưu đãi đối với nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Điều 38. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
- Điều 39. Trường hợp mở rộng ưu đãi
- Điều 40. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
- Điều 41. Hỗ trợ đào tạo
- Điều 42. Hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ đầu tư
- Điều 43. Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Điều 44. Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
- Điều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 47. Thẩm tra dự án đầu tư
- Điều 48. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Điều 49. Thủ tục thẩm tra đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
- Điều 50. Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế
- Điều 51. Điều chỉnh dự án đầu tư
- Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 53. Trách nhiệm lập dự án, quyết định đầu tư, thẩm tra đầu tư
- Điều 54. Lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án có nhiều nhà đầu tư quan tâm
- Điều 55. Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án
- Điều 56. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
- Điều 57. Thực hiện dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên, khoáng sản
- Điều 58. Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng
- Điều 59. Giám định máy móc, thiết bị
- Điều 60. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam
- Điều 61. Tài khoản ngoại tệ, tài khoản tiền đồng Việt Nam
- Điều 62. Bảo hiểm
- Điều 63. Thuê tổ chức quản lý
- Điều 64. Tạm ngừng dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 65. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
- Điều 66. Bảo lãnh của Nhà nước cho một số công trình và dự án quan trọng
- Điều 67. Quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 68. Đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế
- Điều 69. Đầu tư của Nhà nước vào hoạt động công ích
- Điều 70. Đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Điều 71. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước
- Điều 72. Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư
- Điều 73. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
- Điều 74. Đầu tư ra nước ngoài
- Điều 75. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài
- Điều 76. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
- Điều 77. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài
- Điều 78. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài
- Điều 79. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài