Điều 26 Luật Đấu thầu 2005
1. Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
2. Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
3. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
b) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
Luật Đấu thầu 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Thông tin về đấu thầu
- Điều 6. Kế hoạch đấu thầu
- Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
- Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
- Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
- Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu
- Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
- Điều 13. Đấu thầu quốc tế
- Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 15. Đồng tiền dự thầu
- Điều 16. Ngôn ngữ trong đấu thầu
- Điều 17. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 19. Đấu thầu hạn chế
- Điều 20. Chỉ định thầu
- Điều 21. Mua sắm trực tiếp
- Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Điều 23. Tự thực hiện
- Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 25. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
- Điều 26. Phương thức đấu thầu
- Điều 27. Bảo đảm dự thầu
- Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Đấu thầu qua mạng
- Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu
- Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 33. Tổ chức đấu thầu
- Điều 34. Làm rõ hồ sơ mời thầu
- Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC
- Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
- Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu
- Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
- Điều 47. Nội dung của hợp đồng
- Điều 48. Hình thức hợp đồng
- Điều 49. Hình thức trọn gói
- Điều 50. Hình thức theo đơn giá
- Điều 51. Hình thức theo thời gian
- Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 53. Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung
- Điều 54. Ký kết hợp đồng
- Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 56. Bảo hành
- Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng
- Điều 58. Thanh toán hợp đồng
- Điều 59. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu
- Điều 67. Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 69. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 71. Thanh tra đấu thầu
- Điều 72. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- Điều 73. Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- Điều 74. Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
- Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu