Chương 5 Luật Công đoàn 2012
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG ĐOÀN
Điều 30. Giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn
Khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;
2. Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;
3. Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền công đoàn thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn.
Luật Công đoàn 2012
- Điều 1. Công đoàn
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
- Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
- Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về công đoàn
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
- Điều 11. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
- Điều 12. Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
- Điều 13. Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị
- Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Điều 15. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
- Điều 16. Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
- Điều 17. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Điều 20. Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn
- Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn