Chương 4 Luật Công an nhân dân 2014
SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 19. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Phân loại theo lực lượng, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân.
2. Phân loại theo tính chất hoạt động, trong Công an nhân dân có:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ;
b) Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật;
c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
Điều 20. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
a) Sĩ quan cấp tướng có bốn bậc:
Đại tướng;
Thượng tướng;
Trung tướng;
Thiếu tướng;
b) Sĩ quan cấp tá có bốn bậc:
Đại tá;
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
c) Sĩ quan cấp úy có bốn bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
d) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
a) Sĩ quan cấp tá có ba bậc:
Thượng tá;
Trung tá;
Thiếu tá;
b) Sĩ quan cấp úy có bốn bậc:
Đại úy;
Thượng úy;
Trung úy;
Thiếu úy;
c) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ.
3. Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
a) Hạ sĩ quan có ba bậc:
Thượng sĩ;
Trung sĩ;
Hạ sĩ;
b) Chiến sĩ có hai bậc:
Binh nhất;
Binh nhì.
1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
a) Học sinh, sinh viên hưởng sinh hoạt phí tại các trường của Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
Trung cấp: Trung sĩ;
Cao đẳng: Thượng sĩ;
Đại học: Thiếu úy;
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn một bậc;
b) Cán bộ, công chức hoặc người tốt nghiệp các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Khi cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 1 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 1 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 2 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 4 năm;
Thời hạn thăng cấp bậc hàm trong mỗi cấp tướng tối thiểu là 4 năm;
c) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau một năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
Điều 22. Phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, nghiên cứu khoa học, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên thì được xét phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
3. Chủ tịch nước quyết định việc phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.
Điều 23. Chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
c) Cục trưởng;
d) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trung đoàn trưởng;
e) Đội trưởng; Trưởng Công an phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
g) Đại đội trưởng;
h) Trung đội trưởng;
i) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 24. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
1. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an;
Số lượng Thứ trưởng Bộ Công an có cấp bậc hàm Thượng tướng không quá sáu;
c) Trung tướng:
Tổng cục trưởng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ;
Chánh Văn phòng Bộ Công an; Chánh Thanh tra Bộ Công an; Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an;
Cục trưởng các cục: An ninh mạng; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Đối ngoại; Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Giám đốc các học viện: An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Chính trị Công an nhân dân;
Một Phó Tổng cục trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục;
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội; Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh;
d) Thiếu tướng:
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an;
Cục trưởng các cục: Cơ yếu; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
Cục trưởng các cục về tham mưu, chính trị, nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, trừ Cục trưởng Cục Hậu cần, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về nhân quyền và Chánh Thanh tra Tổng cục;
Cục trưởng các cục về tham mưu, chính trị, nghiệp vụ thuộc Tổng cục Tình báo, trừ Cục trưởng Cục Hậu cần;
Cục trưởng các cục thuộc Tổng cục Cảnh sát: Tham mưu; Chính trị; Cảnh sát hình sự; Cảnh sát kinh tế; Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng; Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát truy nã tội phạm; Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư; Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
Cục trưởng các cục thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân: Tham mưu; Tổ chức Cán bộ; Công tác chính trị; Chính sách; Đào tạo; Công tác Đảng, công tác quần chúng;
Cục trưởng các cục thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật: Thông tin liên lạc; Quản lý trang bị kỹ thuật và trang cấp; Quản lý khoa học công nghệ và môi trường; Công nghệ thông tin; Quản lý xây dựng cơ bản và doanh trại; Y tế;
Cục trưởng các cục thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp: Chính trị; Quản lý phạm nhân, trại viên; Giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng; Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Hướng dẫn tạm giam, tạm giữ;
Viện trưởng Viện Khoa học hình sự; Viện trưởng Viện Lịch sử Công an; Tổng biên tập Báo Công an nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân; Giám đốc Trung tâm phát thanh, truyền hình, điện ảnh Công an nhân dân; Giám đốc các bệnh viện: 19-8, 199, 30-4, Y học cổ truyền;
Giám đốc Học viện Tình báo; Hiệu trưởng các trường đại học: An ninh nhân dân; Cảnh sát nhân dân; Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân; Phòng cháy và chữa cháy;
Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội; Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh;
Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Tổng cục trưởng không quá năm; của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động không quá bốn; của Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động là một; của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ không quá bốn; của Chánh Văn phòng Bộ Công an không quá ba; của Chánh Thanh tra Bộ Công an không quá ba; của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an không quá ba; của Cục trưởng Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Đối ngoại, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc không quá hai; của Giám đốc Học viện An ninh nhân dân không quá ba; của Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân không quá ba; của Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân không quá ba; của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội không quá ba; của Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh không quá ba;
đ) Đại tá:
Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương thuộc Tổng cục, Bộ Tư lệnh; Hiệu trưởng các trường bậc đại học, trường sĩ quan, trừ quy định tại điểm d khoản này;
Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội và Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh;
Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm d khoản này;
e) Thượng tá: Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trung đoàn trưởng;
g) Trung tá: Đội trưởng; Trưởng Công an phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng; Trưởng đồn Công an;
h) Thiếu tá: Đại đội trưởng; Trưởng trạm Công an;
i) Đại úy: Trung đội trưởng;
k) Thượng úy: Tiểu đội trưởng.
2. Phó Chủ nhiệm thường trực, Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương có cấp bậc hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sĩ quan Công an nhân dân biệt phái là Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Công an nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Công an nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng đối với chức vụ của sĩ quan ở đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Cấp bậc hàm cao nhất đối với sĩ quan còn lại là cấp tá, cấp úy do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm các chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh trong Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an phong, thăng cấp bậc hàm cấp tá; bổ nhiệm các chức vụ Phó Tổng cục trưởng, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức vụ, chức danh tương đương, Giám đốc, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định việc phong, thăng các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền tước, giáng cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng một cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó.
Điều 26. Thủ tục phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng.
Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng của sĩ quan Công an nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan cấp tá, cấp úy và hạ sĩ quan, chiến sĩ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Điều 27. Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền điều động người giữ chức vụ đó.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục tùng sự điều động của cấp có thẩm quyền.
Điều 28. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái sĩ quan đến công tác tại cơ quan, tổ chức ngoài Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Sĩ quan biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân. Việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm đối với sĩ quan biệt phái thực hiện như đối với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân, trừ quy định tại
3. Cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan được biệt phái đến có trách nhiệm giao nhiệm vụ, giữ bí mật và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho sĩ quan biệt phái theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân
1. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân quy định như sau:
a) Cấp úy: 53;
b) Thiếu tá, Trung tá: nam 55, nữ 53;
c) Thượng tá: nam 58, nữ 55;
d) Đại tá: nam 60, nữ 55;
đ) Cấp tướng: nam 60, nữ 55.
2. Trường hợp đơn vị công an có nhu cầu, sĩ quan quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu có đủ phẩm chất, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 60 đối với nam và 55 đối với nữ.
4. Sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc sĩ quan tự nguyện xin nghỉ nếu nam sĩ quan có đủ hai mươi lăm năm, nữ sĩ quan có đủ hai mươi năm phục vụ trong Công an nhân dân thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
3. Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
4. Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; tận tụy phục vụ Nhân dân, kính trọng, lễ phép đối với Nhân dân.
5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thể lực.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Điều 31. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Những việc trái với pháp luật, điều lệnh Công an nhân dân và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Luật Công an nhân dân 2014
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Vị trí, cơ cấu của Công an nhân dân
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 6. Ngày truyền thống của Công an nhân dân
- Điều 7. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
- Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
- Điều 9. Chế độ phục vụ của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân và công nhân công an
- Điều 10. Xây dựng Công an nhân dân
- Điều 11. Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 12. Quan hệ phối hợp giữa Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ với Công an nhân dân
- Điều 13. Trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân
- Điều 16. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
- Điều 17. Thẩm quyền quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức trong Công an nhân dân
- Điều 18. Chỉ huy trong Công an nhân dân
- Điều 19. Phân loại sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 20. Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 21. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 22. Phong, thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và phong, thăng cấp bậc hàm vượt bậc
- Điều 23. Chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 24. Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 25. Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ trong Công an nhân dân
- Điều 26. Thủ tục phong, thăng cấp bậc hàm trong Công an nhân dân
- Điều 27. Điều động sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 28. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 29. Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 31. Những việc sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân không được làm
- Điều 32. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của Công an nhân dân
- Điều 33. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của Công an nhân dân
- Điều 34. Trang phục, Công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân
- Điều 35. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 36. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 37. Chăm sóc sức khoẻ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên, học sinh Công an nhân dân và thân nhân
- Điều 38. Chế độ nghỉ ngơi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
- Điều 39. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, xuất ngũ, nghỉ theo chế độ bệnh binh, hy sinh, từ trần
- Điều 40. Chế độ, chính sách đối với sinh viên, học sinh, công nhân công an, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ