Điều 21 Luật Cơ yếu 2011
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghi ên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Luật Cơ yếu 2011
- Số hiệu: 05/2011/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 163 đến số 164
- Ngày hiệu lực: 01/02/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu
- Điều 7. Trách nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu
- Điều 8. Bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã, thông tin trong hoạt động cơ yếu
- Điều 9. Mã hoá thông tin bí mật nhà nước
- Điều 10. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu
- Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 12. Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã
- Điều 13. Sản xuất và cung cấp sản phẩm mật mã
- Điều 14. Nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã
- Điều 15. Quy chuẩn kỹ thuật, kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã
- Điều 16. Quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã
- Điều 17. Triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu
- Điều 18. Triển khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông
- Điều 19. Bảo đảm an toàn mật mã trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm
- Điều 20. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
- Điều 22. Tổ chức của lực lượng cơ yếu
- Điều 23. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
- Điều 24. Nghĩa vụ, trách nhiệm của ng ười làm việc trong tổ chức cơ yếu
- Điều 25. Tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu
- Điều 26. Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
- Điều 27. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu
- Điều 28. Biệt phái người làm công tác cơ yếu
- Điều 29. Thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã
- Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người làm việc trong tổ chức cơ yếu
- Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
- Điều 32. Chế độ, chính sách đối với người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu
- Điều 33. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Điều 34. Chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã
- Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc
- Điều 36. Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu