Chương 2 Luật Căn cước công dân 2014
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Mục 1. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Điều 8. Yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quản lý tập trung, thống nhất và xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Bảo đảm an toàn, thuận tiện cho việc thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng.
3. Bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
4. Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi ở hiện tại;
m) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
n) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
o) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;
p) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.
Trường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân.
Điều 10. Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân. Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành
1. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại
2. Thông tin về công dân quy định tại
3. Trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Bảo đảm việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;
c) Cập nhật, thông báo kịp thời thông tin về công dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác.
2. Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu về công dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin;
b) Giữ gìn, bảo mật thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xoá hoặc làm hư hỏng tài liệu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc cập nhật, lưu trữ thông tin, tài liệu vào cơ sở dữ liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã được cập nhật, lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Mục 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 14. Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng và quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.
3. Tuân thủ các quy định, chế độ công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.
4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.
Điều 15. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành đúng quy định về việc cung cấp thông tin, tài liệu cho Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật này;
c) Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác.
2. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có trách nhiệm thực hiện quy định tại
Điều 17. Khai thác, cung cấp, trao đổi, sử dụng dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình được cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Luật Căn cước công dân 2014
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước công dân
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Yêu cầu xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Điều 9. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Điều 10. Quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành
- Điều 12. Số định danh cá nhân
- Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
- Điều 14. Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 15. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 17. Khai thác, cung cấp, trao đổi, sử dụng dữ liệu căn cước công dân
- Điều 18. Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
- Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
- Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
- Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
- Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
- Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 24. Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 25. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 28. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
- Điều 29. Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 30. Người làm công tác quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 31. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Điều 32. Phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lệ phí cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
- Điều 33. Bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân