Chương 9 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
CAN THIỆP SỚM TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 156. Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
a) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này;
b) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 30 ngày liên tục;
d) Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Một hoặc một số yêu cầu, biện pháp hạn chế quy định tại Điều 157 của Luật này và thời hạn thực hiện;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng cập nhật, thực hiện ngay phương án khắc phục quy định tại Điều 143 của Luật này hoặc xây dựng phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 của Luật này, thời hạn hoàn thành xây dựng và thông qua phương án khắc phục; thời hạn ngân hàng hợp tác xã cho ý kiến về phương án khắc phục của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại khoản 2 Điều 158 của Luật này;
c) Yêu cầu chi nhánh ngân hàng nước ngoài cập nhật, thực hiện ngay phương án khắc phục quy định tại Điều 143 của Luật này hoặc xây dựng phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 của Luật này, thời hạn hoàn thành xây dựng và thông qua phương án khắc phục.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thực hiện ngay các yêu cầu, biện pháp hạn chế tại văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện các yêu cầu, biện pháp hạn chế này, Ngân hàng Nhà nước áp dụng bổ sung một hoặc một số biện pháp hạn chế quy định tại khoản 2 Điều 157 của Luật này.
4. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá thực trạng tài chính để làm cơ sở xây dựng phương án khắc phục.
1. Các yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm bao gồm:
a) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
b) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, thù lao, lương, thưởng; yêu cầu bồi hoàn thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát;
c) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản trị, điều hành.
2. Các biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm bao gồm:
a) Không chia cổ tức, lợi tức, phân phối lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập các quỹ, chuyển lợi nhuận về nước; hạn chế chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng tài sản;
b) Hạn chế hoạt động kinh doanh không hiệu quả, có rủi ro cao; giảm giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần; hạn chế tăng trưởng tín dụng;
c) Đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật; không bổ sung nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh mới khác, không mở rộng mạng lưới hoạt động;
d) Đình chỉ người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; yêu cầu bầu, bổ nhiệm thay thế người quản lý, người điều hành có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây rủi ro lớn đến hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm;
đ) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 158. Xây dựng, cập nhật, thông qua phương án khắc phục
1. Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có phương án khắc phục được thông qua quy định tại Điều 143 của Luật này, căn cứ văn bản của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải xác định nguyên nhân dẫn đến can thiệp sớm và cập nhật phương án khắc phục, trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông qua và gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông qua.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, phải tiến hành xác định nguyên nhân dẫn đến can thiệp sớm và xây dựng phương án khắc phục có nội dung quy định tại khoản 2 và
Đối với quỹ tín dụng nhân dân, phương án khắc phục phải gửi và có ý kiến của ngân hàng hợp tác xã trước khi thông qua.
3. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước có ý kiến đối với phương án khắc phục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh phương án khắc phục và gửi Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trường hợp nội dung phương án khắc phục có biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 159 của Luật này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án khắc phục đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận việc áp dụng biện pháp hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được can thiệp sớm.
Điều 159. Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm
1. Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Lộ trình tuân thủ một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ quy định tại Điều 136 và Điều 138 của Luật này;
b) Khi thực hiện giải pháp tăng vốn điều lệ theo phương án khắc phục, cổ đông, thành viên góp vốn được sở hữu cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 63 và Điều 77 của Luật này. Cổ đông, thành viên góp vốn phải có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp để tuân thủ giới hạn.
2. Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm có lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, được áp dụng thêm một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm thì số tiền trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệch thu chi;
b) Trường hợp tổ chức tín dụng có lãi phải thu phải thoái, tổ chức tín dụng được phân bổ lãi phải thu phải thoái theo năng lực tài chính trên nguyên tắc tổng mức phân bổ lãi phải thu phải thoái và số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệnh thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng. Thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái tối đa 05 năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và chỉ áp dụng cho khoản phải thu phát sinh đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này. Chính phủ quy định trường hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm trong trường hợp cần thiết;
c) Quỹ tín dụng nhân dân được vay từ quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
d) Quỹ tín dụng nhân dân được ngân hàng hợp tác xã hỗ trợ cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành; hỗ trợ về công nghệ thông tin;
đ) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 160. Thực hiện phương án khắc phục
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phương án khắc phục quy định tại Điều 158 của Luật này ngay sau khi được thông qua.
2. Trong quá trình thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện phương án khắc phục theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm giám sát việc thực hiện phương án khắc phục, có quyền điều chỉnh các yêu cầu, biện pháp hạn chế áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 156 của Luật này và yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh nội dung phương án khắc phục.
4. Trường hợp gia hạn thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện theo quy định tại Điều 158 của Luật này.
5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung các biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 159 của Luật này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
6. Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, trường hợp có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo quy định về tổ chức lại tổ chức tín dụng tại Điều 201 của Luật này.
7. Trong thời gian thực hiện phương án khắc phục, trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, tăng vốn điều lệ dẫn đến chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng được can thiệp sớm thì việc chuyển đổi hình thức pháp lý thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Luật này.
8. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà chi nhánh ngân hàng nước ngoài không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản theo quy định tại Chương XIII của Luật này.
Điều 161. Chấm dứt can thiệp sớm
1. Tổ chức tín dụng chấm dứt can thiệp sớm trong các trường hợp sau đây:
a) Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc thực hiện văn bản yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này khi tổ chức tín dụng khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm theo quy định tại khoản 1 Điều 156 của Luật này và có văn bản báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác theo quy định tại Điều 201 của Luật này;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định giải thể, phá sản tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
d) Ngân hàng Nhà nước có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 162 của Luật này.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chấm dứt can thiệp sớm trong các trường hợp sau đây:
a) Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc thực hiện văn bản yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật này khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm quy định tại khoản 1 Điều 156 của Luật này và có văn bản báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận giải thể, chấm dứt hoạt động chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng tập quán thương mại
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Điều 6. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
- Điều 7. Quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh
- Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng
- Điều 9. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
- Điều 11. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
- Điều 12. Cung cấp thông tin
- Điều 13. Bảo mật thông tin
- Điều 14. An toàn dữ liệu và bảo đảm hoạt động liên tục
- Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 16. Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách
- Điều 17. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách
- Điều 18. Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách
- Điều 19. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách
- Điều 20. Hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách
- Điều 21. Ban kiểm soát của ngân hàng chính sách
- Điều 22. Tổng giám đốc của ngân hàng chính sách
- Điều 23. Bảo đảm hoạt động của ngân hàng chính sách
- Điều 24. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, báo cáo của ngân hàng chính sách
- Điều 25. Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách
- Điều 26. Cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
- Điều 28. Vốn pháp định
- Điều 29. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 30. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 31. Thời hạn cấp Giấy phép
- Điều 32. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 33. Công bố thông tin về khai trương hoạt động
- Điều 34. Điều kiện khai trương hoạt động
- Điều 35. Sử dụng Giấy phép
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép
- Điều 37. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Điều 38. Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng
- Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
- Điều 40. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng
- Điều 41. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
- Điều 42. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
- Điều 43. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
- Điều 44. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng
- Điều 45. Những trường hợp đương nhiên mất tư cách
- Điều 46. Miễn nhiệm, bãi nhiệm
- Điều 47. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và người điều hành tổ chức tín dụng
- Điều 48. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
- Điều 49. Cung cấp, công bố công khai thông tin
- Điều 50. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 51. Ban kiểm soát
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát
- Điều 54. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
- Điều 55. Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 57. Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 58. Kiểm toán nội bộ
- Điều 59. Kiểm toán độc lập
- Điều 60. Các loại cổ phần, cổ đông
- Điều 61. Quyền của cổ đông phổ thông
- Điều 62. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
- Điều 63. Tỷ lệ sở hữu cổ phần
- Điều 64. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
- Điều 65. Mua lại cổ phần của cổ đông
- Điều 66. Cổ phiếu
- Điều 67. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 68. Báo cáo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 69. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 74. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 75. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 76. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 77. Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Điều 78. Chuyển nhượng phần vốn góp
- Điều 79. Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 80. Tính chất và mục tiêu hoạt động
- Điều 81. Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 82. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 83. Vốn điều lệ
- Điều 84. Quyền của thành viên
- Điều 85. Nghĩa vụ của thành viên
- Điều 86. Đại hội thành viên
- Điều 87. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 89. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 90. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 91. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 93. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 94. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 95. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 96. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 97. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 98. Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 99. Nội dung hoạt động được phép của tổ chức tín dụng
- Điều 100. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
- Điều 101. Quy định nội bộ
- Điều 102. Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính
- Điều 103. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi
- Điều 104. Lưu trữ hồ sơ tín dụng
- Điều 105. Giao dịch điện tử trong hoạt động của tổ chức tín dụng
- Điều 106. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
- Điều 108. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại
- Điều 109. Mở tài khoản của ngân hàng thương mại
- Điều 110. Tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán của ngân hàng thương mại
- Điều 111. Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại
- Điều 112. Kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại
- Điều 113. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý, giao đại lý của ngân hàng thương mại
- Điều 114. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
- Điều 115. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 116. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 117. Mở tài khoản của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 118. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 119. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 120. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 121. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 122. Mở tài khoản của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 123. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 124. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 127. Hoạt động ngân hàng của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 128. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 129. Vay, gửi tiền của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 130. Hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 132. Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
- Điều 133. Hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài
- Điều 134. Những trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 135. Hạn chế cấp tín dụng
- Điều 136. Giới hạn cấp tín dụng
- Điều 137. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Điều 138. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
- Điều 139. Kinh doanh bất động sản
- Điều 140. Yêu cầu bảo đảm an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
- Điều 141. Quyền, nghĩa vụ của công ty kiểm soát
- Điều 142. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát
- Điều 143. Xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm
- Điều 144. Vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 145. Doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu
- Điều 146. Chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí
- Điều 147. Dự phòng rủi ro
- Điều 148. Phân phối lợi nhuận và các quỹ
- Điều 149. Năm tài chính
- Điều 150. Hạch toán, kế toán
- Điều 151. Chế độ tài chính
- Điều 152. Báo cáo
- Điều 153. Báo cáo của công ty kiểm soát
- Điều 154. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 155. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 156. Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 157. Các yêu cầu, biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm
- Điều 158. Xây dựng, cập nhật, thông qua phương án khắc phục
- Điều 159. Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm
- Điều 160. Thực hiện phương án khắc phục
- Điều 161. Chấm dứt can thiệp sớm
- Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
- Điều 163. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
- Điều 165. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 166. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 167. Đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 168. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
- Điều 169. Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi
- Điều 170. Nội dung phương án phục hồi
- Điều 171. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi
- Điều 172. Tổ chức thực hiện phương án phục hồi
- Điều 173. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ
- Điều 174. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ
- Điều 175. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 176. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 177. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 178. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 179. Xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 180. Xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 181. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc
- Điều 182. Biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc
- Điều 183. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
- Điều 184. Bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 185. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 186. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn
- Điều 187. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 188. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 189. Nội dung phương án phá sản
- Điều 190. Tổ chức thực hiện phương án phá sản
- Điều 191. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
- Điều 192. Các trường hợp được vay đặc biệt
- Điều 193. Thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt
- Điều 194. Nguyên tắc xử lý khoản vay đặc biệt
- Điều 195. Nợ xấu
- Điều 196. Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
- Điều 197. Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ
- Điều 198. Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
- Điều 199. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
- Điều 200. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm
- Điều 201. Tổ chức lại tổ chức tín dụng
- Điều 202. Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 203. Phá sản tổ chức tín dụng
- Điều 204. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động
- Điều 205. Phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài