Mục 1 Chương 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
2. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.
4. Trường hợp nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định việc áp dụng biện pháp đặc biệt trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
1. Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm:
a) Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Các nội dung khác để phục vụ hoạt động kiểm soát đặc biệt và xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm và cắt giảm chi phí.
2. Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất, xây dựng và thực hiện phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án giải thể; yêu cầu bên nhận chuyển giao bắt buộc xây dựng, hoàn thành và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định của Luật này.
3. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật này.
4. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án phá sản được phê duyệt.
5. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
6. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
7. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 165. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 163 của Luật này;
d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 164 của Luật này.
2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng;
c) Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên và thông qua phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
Điều 166. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng không phải tuân thủ quy định tại các điều 136, 137, 138 và
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
4. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
5. Số lượng thành viên, cơ cấu, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới tiếp quản công việc.
Điều 167. Đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 162 của Luật này thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, trừ quỹ tín dụng nhân dân. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có báo cáo kết quả kiểm toán, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành kết quả tự đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng đó.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có báo cáo kết quả kiểm toán, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt được tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
5. Việc đánh giá thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Nội dung đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định bằng văn bản gửi tổ chức tín dụng đó, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức, quản trị, điều hành;
b) Hệ thống công nghệ thông tin;
c) Hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác, bao gồm cả lãi, lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng.
7. Căn cứ kết quả đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt của Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất, xây dựng phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
8. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó.
9. Thời hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này có thể được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nhưng không quá hai lần thời hạn đó.
Điều 168. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật này;
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương này;
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Mục 5 Chương này, Chương XIII của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
4. Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng tập quán thương mại
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng từ ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Điều 6. Hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng
- Điều 7. Quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh
- Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng
- Điều 9. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
- Điều 11. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
- Điều 12. Cung cấp thông tin
- Điều 13. Bảo mật thông tin
- Điều 14. An toàn dữ liệu và bảo đảm hoạt động liên tục
- Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 16. Thành lập, hoạt động và quản lý nhà nước đối với ngân hàng chính sách
- Điều 17. Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước của ngân hàng chính sách
- Điều 18. Vốn điều lệ của ngân hàng chính sách
- Điều 19. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng chính sách
- Điều 20. Hội đồng quản trị của ngân hàng chính sách
- Điều 21. Ban kiểm soát của ngân hàng chính sách
- Điều 22. Tổng giám đốc của ngân hàng chính sách
- Điều 23. Bảo đảm hoạt động của ngân hàng chính sách
- Điều 24. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, báo cáo của ngân hàng chính sách
- Điều 25. Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách
- Điều 26. Cơ chế tài chính, tiền lương, tổ chức lại, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng chính sách
- Điều 27. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép
- Điều 28. Vốn pháp định
- Điều 29. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 30. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép
- Điều 31. Thời hạn cấp Giấy phép
- Điều 32. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 33. Công bố thông tin về khai trương hoạt động
- Điều 34. Điều kiện khai trương hoạt động
- Điều 35. Sử dụng Giấy phép
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép
- Điều 37. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Điều 38. Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng
- Điều 39. Điều lệ của tổ chức tín dụng
- Điều 40. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng
- Điều 41. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
- Điều 42. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
- Điều 43. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
- Điều 44. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng
- Điều 45. Những trường hợp đương nhiên mất tư cách
- Điều 46. Miễn nhiệm, bãi nhiệm
- Điều 47. Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và người điều hành tổ chức tín dụng
- Điều 48. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
- Điều 49. Cung cấp, công bố công khai thông tin
- Điều 50. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 51. Ban kiểm soát
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát
- Điều 54. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
- Điều 55. Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 57. Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 58. Kiểm toán nội bộ
- Điều 59. Kiểm toán độc lập
- Điều 60. Các loại cổ phần, cổ đông
- Điều 61. Quyền của cổ đông phổ thông
- Điều 62. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
- Điều 63. Tỷ lệ sở hữu cổ phần
- Điều 64. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
- Điều 65. Mua lại cổ phần của cổ đông
- Điều 66. Cổ phiếu
- Điều 67. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 68. Báo cáo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 69. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 74. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 75. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 76. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 77. Quyền, nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Điều 78. Chuyển nhượng phần vốn góp
- Điều 79. Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 80. Tính chất và mục tiêu hoạt động
- Điều 81. Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 82. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 83. Vốn điều lệ
- Điều 84. Quyền của thành viên
- Điều 85. Nghĩa vụ của thành viên
- Điều 86. Đại hội thành viên
- Điều 87. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 89. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 90. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 91. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 93. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 94. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 95. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 96. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 97. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 98. Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 99. Nội dung hoạt động được phép của tổ chức tín dụng
- Điều 100. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
- Điều 101. Quy định nội bộ
- Điều 102. Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, tài sản cho thuê tài chính
- Điều 103. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi
- Điều 104. Lưu trữ hồ sơ tín dụng
- Điều 105. Giao dịch điện tử trong hoạt động của tổ chức tín dụng
- Điều 106. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
- Điều 108. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại
- Điều 109. Mở tài khoản của ngân hàng thương mại
- Điều 110. Tổ chức và tham gia hệ thống thanh toán của ngân hàng thương mại
- Điều 111. Góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại
- Điều 112. Kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại
- Điều 113. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý, giao đại lý của ngân hàng thương mại
- Điều 114. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
- Điều 115. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 116. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 117. Mở tài khoản của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 118. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 119. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính tổng hợp
- Điều 120. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 121. Vay, gửi tiền, mua, bán giấy tờ có giá của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 122. Mở tài khoản của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 123. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 124. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính chuyên ngành
- Điều 127. Hoạt động ngân hàng của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 128. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 129. Vay, gửi tiền của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 130. Hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 132. Thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
- Điều 133. Hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài
- Điều 134. Những trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 135. Hạn chế cấp tín dụng
- Điều 136. Giới hạn cấp tín dụng
- Điều 137. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Điều 138. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
- Điều 139. Kinh doanh bất động sản
- Điều 140. Yêu cầu bảo đảm an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
- Điều 141. Quyền, nghĩa vụ của công ty kiểm soát
- Điều 142. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát
- Điều 143. Xây dựng phương án khắc phục dự kiến trong trường hợp được can thiệp sớm
- Điều 144. Vốn và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 145. Doanh thu và nguyên tắc ghi nhận doanh thu
- Điều 146. Chi phí và nguyên tắc ghi nhận chi phí
- Điều 147. Dự phòng rủi ro
- Điều 148. Phân phối lợi nhuận và các quỹ
- Điều 149. Năm tài chính
- Điều 150. Hạch toán, kế toán
- Điều 151. Chế độ tài chính
- Điều 152. Báo cáo
- Điều 153. Báo cáo của công ty kiểm soát
- Điều 154. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 155. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 156. Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 157. Các yêu cầu, biện pháp hạn chế đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được can thiệp sớm
- Điều 158. Xây dựng, cập nhật, thông qua phương án khắc phục
- Điều 159. Biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm
- Điều 160. Thực hiện phương án khắc phục
- Điều 161. Chấm dứt can thiệp sớm
- Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
- Điều 163. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
- Điều 165. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 166. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 167. Đánh giá thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 168. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
- Điều 169. Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi
- Điều 170. Nội dung phương án phục hồi
- Điều 171. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi
- Điều 172. Tổ chức thực hiện phương án phục hồi
- Điều 173. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ
- Điều 174. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ
- Điều 175. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 176. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 177. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 178. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
- Điều 179. Xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp có văn bản đề nghị của bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 180. Xây dựng, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp chỉ định bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 181. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc
- Điều 182. Biện pháp hỗ trợ đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc
- Điều 183. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
- Điều 184. Bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 185. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao bắt buộc
- Điều 186. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn
- Điều 187. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 188. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 189. Nội dung phương án phá sản
- Điều 190. Tổ chức thực hiện phương án phá sản
- Điều 191. Xử lý trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt
- Điều 192. Các trường hợp được vay đặc biệt
- Điều 193. Thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt
- Điều 194. Nguyên tắc xử lý khoản vay đặc biệt
- Điều 195. Nợ xấu
- Điều 196. Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
- Điều 197. Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ
- Điều 198. Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
- Điều 199. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
- Điều 200. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm
- Điều 201. Tổ chức lại tổ chức tín dụng
- Điều 202. Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 203. Phá sản tổ chức tín dụng
- Điều 204. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động
- Điều 205. Phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài