Chương 2 Luật các Tổ chức tín dụng 1997
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Mục 1: CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 21. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tín dụng và cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 22. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng đối với tổ chức tín dụng gồm có:
a) Có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động;
b) Có vốn quy định tại
c) Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính;
d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng;
đ) Có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
e) Có phương án kinh doanh khả thi.
2. Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng gồm có:
a) Hoạt động ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính;
b) Có đủ vốn, điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng;
c) Có đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động ngân hàng;
d) Có phương án kinh doanh khả thi về hoạt động ngân hàng.
Điều 23. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Dự thảo điều lệ;
c) Phương án hoạt động 3 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế của hoạt động ngân hàng;
d) Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc);
đ) Mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn;
e) Tình hình tài chính và những thông tin liên quan khác về các cổ đông lớn;
g) Chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy phép hoạt động ngân hàng;
b) Quyết định hoặc giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề hiện tại;
c) Điều lệ;
d) Danh sách, lý lịch của các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (nếu có);
đ) Tình hình tài chính 3 năm gần nhất;
e) Phương án hoạt động ngân hàng.
Điều 24. Thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản giải thích lý do.
Tổ chức được cấp giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức được cấp giấy phép phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội dung quy định trong giấy phép.
2. Cấm làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép.
Sau khi được cấp giấy phép, tổ chức tín dụng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
1. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;
d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
2. Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.
3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép phải hoạt động.
1. Tổ chức được cấp giấy phép có thể bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có chứng cứ là trong hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau thời hạn quy định tại
c) Tự nguyện hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải giải thể;
d) Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản;
đ) Hoạt động sai mục đích;
e) Không có đủ các điều kiện quy định tại
2. Sau khi bị thu hồi giấy phép, các tổ chức phải chấm dứt ngay các hoạt động ngân hàng.
3. Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Điều lệ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và nơi đặt trụ sở chính;
b) Nội dung và phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
e) Thể thức bầu, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát;
g) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm tra và kiểm toán nội bộ;
i) Các trường hợp giải thể, thủ tục giải thể;
k) Thủ tục sửa đổi điều lệ.
2. Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 31. Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong những điểm sau đây:
a) Tên của tổ chức tín dụng;
b) Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp;
c) Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước;
e) Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn;
g) Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên Ban kiểm soát.
2. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật.
Mục 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Điều 32. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập công ty, đơn vị sự nghiệp
Tổ chức tín dụng được phép:
1. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa bàn trong nước, ngoài nước nơi có nhu cầu hoạt động, kể cả nơi đặt trụ sở chính, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ;
3. Thành lập các đơn vị sự nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Điều 33. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty
1. Tổ chức tín dụng có thể được mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty theo quy định tại
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Hoạt động kinh doanh có lãi; tình hình tài chính lành mạnh;
c) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;
d) Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;
đ) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục xin mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 34. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể
Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Điều 35. Liên kết giữa các tổ chức tín dụng hợp tác
Các tổ chức tín dụng hợp tác được quyền liên kết với nhau trong việc điều hoà và hỗ trợ tài chính để tăng cường khả năng tương trợ nhằm bảo đảm an toàn và hiệu quả trong hoạt động của từng tổ chức.
Mục 3: QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT
Điều 36. Quản trị, điều hành, kiểm soát
1. Việc bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác trong Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền chuẩn y, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
1. Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là 3 người, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động ngân hàng.
3. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) tổ chức tín dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng này không được phép tham gia Hội đồng quản trị hoặc tham gia điều hành tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty của tổ chức tín dụng.
1. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
3. Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có tối thiểu là 3 người, trong đó có một người là Trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách.
4. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
5. Ban kiểm soát được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Điều 39. Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm;
b) Có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 40. Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người điều hành
1. Những người sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệm làm Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc):
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, các tội nghiêm trọng xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa, sở hữu của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;
c) Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
d) Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của một công ty đã bị phá sản, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật phá sản doanh nghiệp;
đ) Đã từng là đại diện theo pháp luật của một công ty bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
2. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng của cùng một tổ chức tín dụng.
Mục 4: HỆ THỐNG KIỂM TRA , KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Điều 41. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Tổ chức tín dụng phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và các công ty trực thuộc.
Tổ chức tín dụng phải kiểm toán hoạt động nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của mình.
Điều 44. Báo cáo kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời với Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan
- Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nước ngoài
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng
- Điều 5. Chính sách tín dụng
- Điều 6. Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước
- Điều 7. Chính sách tín dụng đối với hợp tác xã và các hình thức kinh tế hợp tác khác
- Điều 8. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Điều 9. Chính sách tín dụng đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
- Điều 10. Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- Điều 11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
- Điều 12. Các loại hình tổ chức tín dụng
- Điều 13. Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
- Điều 14. Quyền hoạt động Ngân hàng
- Điều 15. Quyền tự chủ kinh doanh
- Điều 16. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
- Điều 17. Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền
- Điều 18. Thời gian giao dịch
- Điều 19. Trách nhiệm đối với các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.
- Điều 20. Giải thích từ ngữ
- Điều 21. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 22. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 23. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 24. Thời hạn cấp giấy phép
- Điều 25. Lệ phí cấp giấy phép
- Điều 26. Sử dụng giấy phép
- Điều 27. Đăng ký kinh doanh
- Điều 28. Điều kiện hoạt động
- Điều 29. Thu hồi giấy phép
- Điều 30. Điều lệ
- Điều 31. Những thay đổi phải được chấp thuận
- Điều 32. Mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện; thành lập công ty, đơn vị sự nghiệp
- Điều 33. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty
- Điều 34. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể
- Điều 35. Liên kết giữa các tổ chức tín dụng hợp tác
- Điều 36. Quản trị, điều hành, kiểm soát
- Điều 37. Hội đồng quản trị
- Điều 38. Ban kiểm soát
- Điều 39. Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 40. Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, người điều hành
- Điều 41. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Điều 42. Kiểm tra nội bộ
- Điều 43. Kiểm toán nội bộ
- Điều 44. Báo cáo kiểm tra, kiểm toán nội bộ
- Điều 45. Nhận tiền gửi
- Điều 46. Phát hành giấy tờ có giá
- Điều 47. Vay vốn giữa các tổ chức tín dụng
- Điều 48. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 49. Cấp tín dụng
- Điều 50. Loại cho vay
- Điều 51. Hợp đồng tín dụng
- Điều 52. Bảo đảm tiền vay
- Điều 53. Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng tiền vay
- Điều 54. Chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất
- Điều 55. Lưu giữ hồ sơ tín dụng
- Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay
- Điều 57. Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác
- Điều 58. Bảo lãnh ngân hàng
- Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh
- Điều 60. Nghĩa vụ của người được bảo lãnh
- Điều 61. Cho thuê tài chính
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
- Điều 64. Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng hợp tác
- Điều 65. Mở tài khoản
- Điều 66. Dịch vụ thanh toán
- Điều 67. Dịch vụ ngân quỹ
- Điều 68. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
- Điều 69. Góp vốn, mua cổ phần
- Điều 70. Tham gia thị trường tiền tệ
- Điều 71. Kinh doanh ngoại hối và vàng
- Điều 72. Nghiệp vụ uỷ thác và đại lý
- Điều 73. Kinh doanh bất động sản
- Điều 74. Kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
- Điều 75. Dịch vụ tư vấn
- Điều 76. Các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Điều 77. Những trường hợp không được cho vay
- Điều 78. Hạn chế tín dụng
- Điều 79. Giới hạn cho vay, bảo lãnh
- Điều 80. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Điều 81. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
- Điều 82. Dự phòng rủi ro
- Điều 83. Vốn pháp định
- Điều 84. Thu, chi tài chính
- Điều 85. Năm tài chính
- Điều 86. Hạch toán
- Điều 87. Các quỹ
- Điều 88. Mua, đầu tư vào tài sản cố định
- Điều 89. Báo cáo
- Điều 90. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 91. Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả
- Điều 92. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
- Điều 93. Quyết định kiểm soát đặc biệt
- Điều 94. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát đặc biệt
- Điều 95. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:
- Điều 96. Khoản vay đặc biệt
- Điều 97. Kết thúc kiểm soát đặc biệt
- Điều 98. Phá sản tổ chức tín dụng
- Điều 99. Giải thể tổ chức tín dụng
- Điều 100. Thanh lý của tổ chức tín dụng
- Điều 101. Thông tin cho chủ tài khoản
- Điều 102. Trao đổi thông tin giữa các tổ chức tín dụng
- Điều 103. Trao đổi thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng
- Điều 104. Bảo mật thông tin ngân hàng
- Điều 105. Hình thức hoạt động
- Điều 107. Thẩm quyền cấp giấy phép
- Điều 108. Hồ sơ xin cấp giấy phép
- Điều 109. Nội dung hoạt động
- Điều 110. Vốn và thu, chi tài chính của tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Điều 111. Hạch toán, báo cáo
- Điều 112. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 113. Các quy định khác
- Điều 114. Thống nhất quản lý nhà nước
- Điều 115. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng
- Điều 116. Cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 117. Thanh tra ngân hàng
- Điều 118. Quyền của tổ chức được thanh tra
- Điều 119. Nghĩa vụ của tổ chức được thanh tra
- Điều 120. Quyền hạn của Thanh tra ngân hàng
- Điều 121. Trách nhiệm của Thanh tra ngân hàng