Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
Luật Bình đẳng giới 2006
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới
- Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
- Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
- Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
- Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
- Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
- Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
- Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
- Điều 20. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
- Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Điều 22. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới
- Điều 23. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới
- Điều 24. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
- Điều 25. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
- Điều 27. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 30. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
- Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình
- Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình
- Điều 33. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 34. Trách nhiệm của công dân
- Điều 35. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
- Điều 36. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
- Điều 37. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
- Điều 38. Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
- Điều 39. Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
- Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
- Điều 41. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
- Điều 42. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới