Điều 24 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
e) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;
g) Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;
c) Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;
d) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc;
đ) Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;
c) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- Số hiệu: 29/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 15/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1133 đến số 1134
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 6. Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 7. Phạm vi bí mật nhà nước
- Điều 8. Phân loại bí mật nhà nước
- Điều 9. Ban hành danh mục bí mật nhà nước
- Điều 10. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
- Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
- Điều 12. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
- Điều 13. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
- Điều 14. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
- Điều 15. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước
- Điều 16. Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 17. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam
- Điều 18. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có yếu tố nước ngoài tổ chức tại Việt Nam có nội dung bí mật nhà nước
- Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 20. Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
- Điều 21. Điều chỉnh độ mật
- Điều 22. Giải mật
- Điều 23. Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước