Điều 12 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
2. Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
4. Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
5. Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
6. Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
7. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
- Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác
- Điều 9. Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 10. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 11. Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 15. Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- Điều 19. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp
- Điều 20. Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động
- Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
- Điều 24. Bồi dưỡng bằng hiện vật
- Điều 25. Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Điều 26. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
- Điều 27. Quản lý sức khỏe người lao động
- Điều 28. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 29. Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 30. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 33. Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Điều 36. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
- Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
- Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
- Điều 41. Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 48. Trợ cấp một lần
- Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
- Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp
- Điều 51. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
- Điều 52. Trợ cấp phục vụ
- Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
- Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 58. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 59. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 60. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 61. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn quy định
- Điều 62. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 63. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật
- Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Điều 65. An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
- Điều 66. An toàn, vệ sinh lao động tại nơi có nhiều người lao động thuộc nhiều người sử dụng lao động cùng làm việc
- Điều 67. An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 68. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 69. An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà
- Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
- Điều 71. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Điều 72. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 73. Bộ phận y tế
- Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
- Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
- Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 77. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 78. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Điều 79. Tổ chức lực lượng ứng cứu
- Điều 80. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 81. Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 82. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Điều 86. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 87. Trách nhiệm xây dựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 88. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh
- Điều 89. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 90. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 91. Cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động