Mục 3 Chương 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
Mục 3. CHẾ ĐỘ BẢO HỘ LAO ĐỘNG, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
1. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc.
2. Người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị để loại trừ hoặc hạn chế tối đa yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động khi thực hiện trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;
c) Hướng dẫn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
d) Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
Điều 24. Bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật.
2. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:
a) Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;
b) Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;
c) Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Điều 25. Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
Điều 26. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
Hằng năm, khuyến khích người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người lao động có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.
Điều 27. Quản lý sức khỏe người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
- Điều 8. Quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác
- Điều 9. Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 10. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 11. Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 14. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 15. Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 16. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
- Điều 18. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
- Điều 19. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp
- Điều 20. Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động
- Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều 22. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
- Điều 24. Bồi dưỡng bằng hiện vật
- Điều 25. Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
- Điều 26. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
- Điều 27. Quản lý sức khỏe người lao động
- Điều 28. Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 29. Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 30. Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 31. Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 33. Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Điều 36. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
- Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
- Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động
- Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
- Điều 41. Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
- Điều 48. Trợ cấp một lần
- Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
- Điều 50. Thời điểm hưởng trợ cấp
- Điều 51. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
- Điều 52. Trợ cấp phục vụ
- Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
- Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
- Điều 56. Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
- Điều 58. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Điều 59. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 60. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 61. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chậm so với thời hạn quy định
- Điều 62. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 63. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật
- Điều 64. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Điều 65. An toàn, vệ sinh lao động trong trường hợp cho thuê lại lao động
- Điều 66. An toàn, vệ sinh lao động tại nơi có nhiều người lao động thuộc nhiều người sử dụng lao động cùng làm việc
- Điều 67. An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 68. An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 69. An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà
- Điều 70. An toàn, vệ sinh lao động đối với học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc
- Điều 71. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Điều 72. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 73. Bộ phận y tế
- Điều 74. An toàn, vệ sinh viên
- Điều 75. Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
- Điều 76. Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 77. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 78. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
- Điều 79. Tổ chức lực lượng ứng cứu
- Điều 80. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 81. Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 82. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 85. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Điều 86. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 87. Trách nhiệm xây dựng, công bố các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 88. Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cấp tỉnh
- Điều 89. Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 90. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Điều 91. Cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động