Điều 32 Dự thảo thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng do thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam ban hành
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
1. Quyền của bên nhận bảo lãnh:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
b) Khiếu nại bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh trong vòng 05 ngày làm việc tiếp theo sau ngày nhận được thông báo từ chối của bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh nếu lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của các bên không phù hợp với điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại cam kết bảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
đ) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
a) Thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong cam kết bảo lãnh (nếu có);
b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ, tài liệu xuất trình theo cam kết bảo lãnh và các nội dung tuyên bố trong hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;
d) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Dự thảo thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng do thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam ban hành
- Số hiệu: Đang cập nhật
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: Đang cập nhật
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đang cập nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh
- Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng
- Điều 6. Xác định số dư bảo lãnh
- Điều 7. Sử dụng ngôn ngữ
- Điều 8. Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp
- Điều 9. Hoạt động bảo lãnh điện tử
- Điều 10. Phạm vi bảo lãnh
- Điều 11. Yêu cầu đối với khách hàng
- Điều 12. Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
- Điều 13. Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
- Điều 14. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
- Điều 15. Thỏa thuận cấp bảo lãnh
- Điều 16. Cam kết bảo lãnh
- Điều 17. Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh
- Điều 18. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng
- Điều 19. Phí bảo lãnh
- Điều 20. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
- Điều 21. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 22. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 23. Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 24. Đồng bảo lãnh
- Điều 25. Bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới
- Điều 26. Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh
- Điều 27. Quyền của bên bảo lãnh
- Điều 28. Quyền của bên bảo lãnh đối ứng
- Điều 29. Quyền của bên xác nhận bảo lãnh
- Điều 30. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh