Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2024

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHĂN NUÔI VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]

Thông tư này hướng dẫn điểm a khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 54, khoản 3 Điều 55 và khoản 3 Điều 65 Luật Chăn nuôi”.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động chăn nuôi tại Việt Nam.

Điều 2a. Giải thích từ ngữ[3]

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) Cộng đồng dân cư là cộng đồng người sinh sống trên cùng địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có chức năng cấp nước cho mục đích sinh hoạt.”

Chương II

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

Điều 3. Quy định về chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật cấy truyền phôi

1. Cục Chăn nuôi xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

2. Tổ chức có chức năng đào tạo trong lĩnh vực chăn nuôi xây dựng nội dung, chương trình đào tạo chi tiết trên cơ sở khung nội dung, chương trình đào tạo của Cục Chăn nuôi; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Kê khai hoạt động chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2[4]. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

a) Kê khai định kỳ 02 lần/năm. Kỳ kê khai 6 tháng đầu năm, gửi kê khai từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6; kỳ kê khai 6 tháng cuối năm, gửi kê khai từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 của năm kê khai;

b) Kê khai đột xuất trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhập về nuôi mới hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”

Điều 5. Quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại

1. Nguyên tắc xác định khoảng cách trong chăn nuôi trang trại

a) Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng;

b) Nguyên tác xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác.

2[5]. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, cộng đồng dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 150 mét.

3[6]. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, cộng đồng dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 300 mét.

4[7]. Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử chất thải sinh hoạt, công nghiệp, cộng đồng dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.”

5. Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.

Điều 6. Quy định về khoảng cách, phương thức di chuyển đàn ong mật

1. Khoảng cách giữa các điểm đặt ong mật

a) Điểm đặt ong mật là nơi có tối thiểu 50 đàn ong nội hoặc 100 đàn ong ngoại;

b) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm đặt ong nội là 01 ki-lô-mét; giữa 02 điểm đặt ong ngoại là 02 ki-lô-mét; giữa 02 điểm đặt ong nội với ong ngoại là 02 ki-lô-mét

2. Phương thức di chuyển đàn ong mật

Đàn ong mật khi di chuyển phải có nguồn gốc rõ ràng; có lịch trình trước khi di chuyển; có phương tiện phù hợp bảo đảm an toàn sinh học cho đàn ong, an toàn cho người và môi trường.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN[8]

Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân[9]

1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai kê khai hoạt động chăn nuôi và các nội dung liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Rà soát, cập nhật, quản lý kê khai hoạt động chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi trên cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.

b) Xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi; ưu tiên tổ chức triển khai thí điểm xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở dữ liệu sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi phục vụ xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu; xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi.

c) Xây dựng khung nội dung, chương trình, thời gian đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi cho trâu, bò, dê, cừu, ngựa.

d) Ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường cho cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi động vật khác được phép chăn nuôi.

đ) Kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi trên phạm vi cả nước.

e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động chăn nuôi trên phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến hoạt động chăn nuôi được quy định tại Thông tư này trên địa bàn.

b) Tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai định kỳ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn 06 tháng đầu năm về Cục Chăn nuôi trước ngày 10 tháng 7 hàng năm và kết quả kê khai hoạt động chăn nuôi 06 tháng cuối năm trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

c) Tổ chức triển khai việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi tại địa phương. Tuyên truyền, phổ biến hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi.

d) Kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi trên địa bàn.

đ) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động chăn nuôi trên địa bàn.

3. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi:

a) Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.

b) Thực hiện quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp

Trường hợp cá nhân đã được cấp chứng chỉ về thụ tinh nhân tạo, chứng chỉ về kỹ thuật cấy truyền phôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải
trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải);
- Cổng TTĐT Bộ Nông nghiệp và PTNT (để đăng tải);
- Vụ Pháp chế Bộ NN và PTNT (để biết);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC I:

MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO, KỸ THUẬT CẤY TRUYỀN PHÔI CHO TRÂU; BÒ, DÊ, CỪU, NGỰA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên đơn vị đào tạo)

 

 

 

Ảnh (4 x 6)

 

 

 

Chữ ký của người được cấp chứng chỉ

 

Số:…../……..

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHỨNG CHỈ ………………………
TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU, NGỰA

Cấp cho ông (bà):…………………………………

Sinh ngày ….. tháng ………năm ……………….

Chỗ ở hiện nay:…………………………………..

Đã hoàn thành chương trình đào tạo ……………. trâu, bò, dê, cừu, ngựa khóa…….

Từ ngày … đến ngày … tháng … năm …

 

 

Ngày …tháng … năm …
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC II [10]

LOẠI VẬT NUÔI VÀ SỐ LƯỢNG VẬT NUÔI TỐI THIỂU PHẢI KÊ KHAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Loại vật nuôi

ĐVT

Số lượng

I

Gia súc

1

Trâu, nghé

Con

01

2

Bò, bê

Con

01

3

Ngựa

Con

01

4

Con

05

5

Cừu

Con

05

6

Thỏ

Con

25

7

Lợn thịt

Con

05

8

Lợn nái

Con

01

9

Lợn đực giống

Con

01

II

Gia cầm

1

Con

20

2

Vịt

Con

20

3

Ngan

Con

20

4

Ngỗng

Con

20

5

Đà điểu

Con

01

6

Chim cút

Con

100

7

Bồ câu

Con

30

III

Động vật khác được phép chăn nuôi

1

Hươu sao

Con

01

2

Chim yến

Nhà

01

3

Ong mật

Đàn

15

4

Chó

Con

01

5

Mèo

Con

01

6

Dông

Con

10

7

Vịt trời

Con

20

8

Dế

m2

05

9

Bò cạp

m2

01

10

Tằm (đa hệ, lưỡng hệ, thầu dầu lá sắn)

50

11

Giun quế (trùn quế)

m2

05

12

Ruồi lính đen

m2

05

 

PHỤ LỤC III[11]

MẪU KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI

Tên tổ chức, cá nhân chăn nuôi:

Địa chỉ cơ sở chăn nuôi:

Số điện thoại (nếu có):

Thời điểm kê khai:

Kê khai theo (định kỳ hoặc nhập nuôi mới hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý):

Số TT

Loai vật nuôi

Đơn vị tính

Số lượng nuôi hoặc diện tích nuôi trong kỳ

Mục đích nuôi

Thời gian bắt đầu nuôi

Dự kiến thời gian xuất

Số lượng vật nuôi xuất trong kỳ(a)

Sản lượng vật nuôi hoặc sản phẩm chăn nuôi xuất trong kỳ

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……, ngày... tháng... năm ……
Tên tổ chức, cá nhân chăn nuôi
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

- Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai, cập nhật hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai, cập nhật trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax... về Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trên hệ thống cơ sở dữ liệu chăn nuôi.

- (a) Đối với chim yến, dế, bọ cạp, tằm, giun quế, ruồi lính đen số lượng vật nuôi xuất trong kỳ: (để trống).

 



[1] Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.”

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[3] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[8] Điều 2 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi quy định như sau:

“Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Chăn nuôi) để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.”

[9] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[10] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

[11] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 18/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2024.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BNNPTNT năm 2024 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 21/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 09/07/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản