Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
SỮA – ĐỊNH LƯỢNG TẾ BÀO XÔMA - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP ĐẾM HẠT ĐIỆN TỬ
Milk – Enumeration of somatic cells - Part 2: Electronic particle counter method
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 6686-2 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 13366 – 2 : 1997
TCVN 6686–2 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Cảnh báo – Khi áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các chất liệu, thiết bị và các thao tác nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn khi sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đếm tế bào xôma trong sữa nguyên liệu và sữa bảo quản bằng hóa chất, sử dụng máy đếm hạt điện tử.[1])
Chú thích – Người sử dụng tiêu chuẩn này nên biết rằng tùy theo nguyên tắc đếm (đếm hạt), mà các kết quả thu được trong tiêu chuẩn này không phải lúc nào cũng có thể so sánh được với các kết quả thu được trong các tiêu chuẩn TCVN 6686-1:2000 (ISO 13366-1) và TCVN 6686-3 : 2000 (ISO 13366-3).
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:
2.1. Tế bào xôma: Tế bào đếm được bằng máy đếm hạt điện tử, sau khi được nhuộm màu ở ngưỡng nhỏ hơn và loại bỏ các hạt chất béo phủ lên dãy tế bào xôma.
Cho dung dịch focmaldehyt (fomalin) vào mẫu thử để nhuộm màu các tế bào xôma. Pha loãng hỗn hợp chất điện phân tạo nhũ hóa và làm nóng tiếp để phá vỡ các hạt chất béo phủ lên tế bào xôma. Đọc trực tiếp số lượng tế bào xôma hàng nghìn đơn vị trên mililit.
Chú thích – Trong máy đếm hạt điện tử, sữa lọt qua khe hở giữa các điện cực. Khi một hạt đi qua khe hở, nó đổi chỗ chất lỏng có tính dẫn điện cao cho chất lỏng có tính dẫn điện thấp hơn. Điện trở tăng sẽ tăng điện áp, tạo xung điện áp tỷ lệ thuận với thể tích của hạt. Số lượng xung cho biết số lượng hạt đi qua. Chỉ được đếm các xung ở trên mức độ hãm ban đầu.
Cảnh báo – Focmaldehyt là chất độc. Việc chuẩn bị và sử dụng hỗn hợp chất điện phân nhũ hóa phải được thực hiện trong tủ hốt.
Chỉ sử dụng thuốc thử đạt chất lượng tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã loại ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Hỗn hợp điện phân nhũ tương
4.1.1. Thành phần
Etanol 95% (V/V) | 125,0 ml |
Poly(etylen glycol) mono-p-(1,1,3,3-tetrametylbutyl) phenyl ete *) | 20,0 ml |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6400:1998 (ISO 707 : 1997 (E)) về sữa và sản phẩm sữa – hướng dẫn lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6262-2:1997 (ISO 5541 – 2 : 1986 (E)) về sữa và các sản phẩm sữa - định lượng coliform do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6686-1:2000 (ISO 13366-1 : 1997) về sữa - định lượng tế bào xôma - Phần 1: Phương pháp dùng kính hiển vi do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6686-3:2000 (ISO 13366-3 : 1997) về sữa - Định lượng tế bào xôma - Phần 3 - Phương pháp huỳnh quang điện tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6686-2:2007 (ISO 13366-2:2006) về Sữa - Định lượng tế bào xôma - Phần 2: Hướng dẫn vận hành máy đếm huỳnh quang điện tử
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6686–2:2000 (ISO 13366 – 2 : 1997) về sữa – định lượng tế bào xôma - phần 2: phương pháp đếm hạt điện tử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6686–2:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra