CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH BORAT - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DÙNG AZOMETIN-H
Water quality - Ditermination of borate - Spectrometric method using azomethine-H
Lời nói đầu
TCVN 6635 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 9390 : 1990.
TCVN 6635 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147
Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH BORAT - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ DÙNG AZOMETIN-H
Water quality - Determination of borate - Spectrometric method using azomethine-H
1.1 Khoảng áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ xác định borat trong nước. Phương pháp này được áp dụng để xác định borat ở nồng độ trong khoảng 0,01 mg và 1 mg bo trên lít. Khoảng xác định có thể mở rộng bằng pha loãng mẫu.
Phương pháp này áp dụng cho nước uống được, nước ngầm, nước mặt và nước mặn không bị ô nhiễm nặng.
1.2 Cản trở
Không có các cản trở khi phân tích nước uống. Mg, Zn, Ca, Na, K, photphat, sunfat và nitrat không gây cản trở. Mn, Zr, Cr, Ti, Cu, V, Al, Be và Fe có thể làm kết quả cao hơn.
Cản trở của các chất màu, axit humic và/hoặc các chất không tan có thể được loại trừ bằng phương pháp thích hợp (như phá huỷ chất có màu, lọc qua cột nhồi than hoạt hoá).
TCVN 5993:1995(ISO 5667-3:1985). Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Azometin-H là sản phẩm của axit-H (axit 8-amino-naphth-1-ol-3,6-disulfonic) và salixylaldehyt. Nó phản ứng với dạng tan của borat ở pH 6 tạo nên phức màu vàng, có thể đo độ hấp thụ ở bước sóng 410 nm đến 420 nm (xem 7.1).
Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết và nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, chứa trong bình polyetylen.
4.1 Dung dịch azometin-H
Hoà tan 1,0 g muối natri của azometin-H [ axit 8-N-(2-hydroxybenzyliden)-amino-naphth-1-ol-3,6- disunfonic]1) (C17H12NNaO8S2) và 3,0 g L+- axit ascobic (C6H8O6) trong nước và pha loãng đến 100 ml trong bình định mức một vạch.
Dung dịch bền một tuần lễ nếu chứa trong bình polyetylen và để ở nhiệt độ 4oC đến 6oC.
4.2 Dung dịch đệm, pH = 5,9
Trộn 250 g amoni axetat CH3COONH4, 250 ml nước, 80 ml axit sunfuric H2SO4 (ρ = 1,21 g/ml), 5ml axit phosphoric H3PO4 (ρ = 1,71 g/ml), 1,0 g axit xitric (C6H8O7.H2O) và 1,0 g axit dinatri ethylamin tetraaxetic EDTA (C10H14N2Na2O8.H2O), khuấy đều và đun nóng nhẹ.
4.3 Dung dịch thuốc thử
Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch (4.1) và (4.2). Pha để dùng trong ngày. Chứa trong bình polyetylen.
4.4 Borat, dung dịch gốc chứa 1,0 g B trên lít
Hoà tan 5,719 g axit boric trong 1000 ml nước. Giữ dung dịch trong bình polyetylen.
1 ml dung dịch gốc này chứa 1,0 mg bo tính theo B.
4.5 Bo, dung dịch tiêu chuẩn 1, chứa 10,0 mg B trên lít
Pha loãng 10 ml dung dịch gốc borat (4.4) đến 1000 ml bằng nước.
1 ml dung dịch tiêu chuẩn này chứa 10,0 μg B.
4.6 Bo, dung dịch tiêu chuẩn 2, chứa 1,0 mg B trên lít
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6625:2000 (ISO 11923 : 1997) về chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6626:2000 (ISO 11969 : 1996) về chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963 - 1 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1 - Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-2:2000 (ISO 9963 - 2 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 2- Xác định độ kiềm cacbonat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6637:2000 (ISO 10530 : 1992) về chất lượng nước - Xác định sunfua hoà tan - Phương pháp đo quang dùng metylen xanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6625:2000 (ISO 11923 : 1997) về chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6626:2000 (ISO 11969 : 1996) về chất lượng nước - Xác định asen - Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6634:2000 (ISO 8245 : 1999) về chất lượng nước - hướng dẫn xác định cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-1:2000 (ISO 9963 - 1 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 1 - Xác định độ kiềm tổng số và độ kiềm composit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6636-2:2000 (ISO 9963 - 2 : 1994) về chất lượng nước - Xác định độ kiềm - Phần 2- Xác định độ kiềm cacbonat do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6637:2000 (ISO 10530 : 1992) về chất lượng nước - Xác định sunfua hoà tan - Phương pháp đo quang dùng metylen xanh do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6635:2000 (ISO 9390 : 1990) về chất lượng nước - Xác định borat - Phương pháp đo phổ dùng azometin-H do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6635:2000
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2000
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực