DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH ĐIỂM NÓNG CHẢY TRONG ỐNG MAO DẪN (ĐIỂM TRƯỢT)
Animal and vegetable fats and oils – Determination of melting point in open capillary tubes (slips point)
Lời nói đầu
TCVN 6119:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 6321:1991;
TCVN 6119:1996 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – XÁC ĐỊNH ĐIỂM NÓNG CHẢY TRONG ỐNG MAO DẪN (ĐIỂM TRƯỢT)
Animal and vegetable fats and oils – Determination of melting point in open capillary tubes (slips point)
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định điểm nóng chảy của dầu mỡ động vật và thực vật trong ống mao dẫn hở, thông thường được coi là điểm trượt (quy định cho các mỡ dưới đây):
a) Phương pháp A chỉ áp dụng cho mỡ động vật và thực vật đông đặc ở nhiệt độ bình thường và không được thể hiện rõ rệt đa dạng;
b) Phương pháp B áp dụng cho tất cả các loại dầu mỡ động vật và thực vật đông đặc ở nhiệt độ thường và phương pháp này được dùng cho các loại mỡ có hình thể đa dạng chưa biết.
Chú thích
1) Nếu áp dụng cho dầu mỡ loại có hình thể rõ ràng, phương pháp A sẽ cho các kết quả khác nhau và không đạt yêu cầu so với phương pháp B.
2) Dầu mỡ có hình thể rõ ràng như bơ cacao và các loại mỡ chứa lượng triacylglycerol 2 – chưa bão hòa và 1,3 bão hòa.
TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) Dầu mỡ động vật và thực vật – Chuẩn bị mẫu thử.
ISO 5555:1991 Dầu mỡ động vật và thực vật – Lấy mẫu.
Áp dụng các định nghĩa sau cho mục đích của tiêu chuẩn này.
3.1. Điểm nóng chảy (trong ống mao dẫn hở): Tại nhiệt độ đó điểm nóng trượt của cột mỡ trong ống mao dẫn hở bắt đầu dâng lên dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
Nhúng ống mao dẫn chứa cột mỡ đã kết tinh dưới các điều kiện được kiểm tra vào nước đến độ sâu quy định cho tăng nhiệt độ với tốc độ quy định. Ghi nhiệt độ quan sát được khi cột mỡ bắt đầu dâng lên trong ống mao dẫn.
Sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm và:
5.1. Ống mao dẫn, có thành ống đồng đều và hai đầu hở, đường kính trong từ 1,0 mm đến 1,2 mm, đường kính ngoài từ 1,3 mm đến 1,6 mm, chiều dày của thành ống từ 0,15 mm đến 0,20 mm và chiều dài của ống từ 50 mm đến 60 mm.
Kiểm tra đường kính trong và ngoài của ống mao dẫn bằng cách sử dụng dụng cụ đo như ở hình 1.
Trước khi sử dụng, làm sạch toàn bộ ống bằng cách rửa liên tiếp với một hỗn hợp của axit cromic, nước và axeton, sau đó sấy khô ở trong tủ sấy. Nên sử dụng ống mới.
5.2. Nhiệt kế, có vạch chia độ 0,1 oC, đã được hiệu chuẩn trong phạm vi dãy nóng chảy dự kiến.
5.3. Máy khuấy điện.
5.4. Bình làm nguội, đổ nước mặn hoặc một chất lỏng không đóng băng, duy trì ở nhiệt độ từ - 10oC đến -12oC, hoặc đổ một hỗn hợp nước đá vụn và muối (theo tỷ lệ 2:1 tính theo khối lượng) ở nhiệt độ từ -10oC đến -12oC.
5.5. Thiết bị đun nóng, gồm các phần sau đây:
a) Túi nước, làm bằng thủy tinh, với ống có đầu vào, đầu ra, hình dạng và kích thước như hình 2;
b) Bếp đun nước, có khả năng đun nóng từ từ, tốc độ tăng nhiệt độ có thể khống chế ở 0,5oC/phút
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6353:2007 (ISO 12193:2004) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò Graphit
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6763:2008 (ISO 6886 : 2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định khả năng chịu oxy hoá (phép thử oxy hoá nhanh)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10713-2:2015 (ISO 15788-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực vật - Phần 2: Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Quyết định 1103/QĐ-BKHCN năm 2007 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6128:1996 (ISO 661:1989) về dầu mỡ động vật và thực vật - chuẩn bị mẫu thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6353:2007 (ISO 12193:2004) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trực tiếp dùng lò Graphit
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6761:2008 (ISO 9936:2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định hàm lượng tocopherol và tocotrienol bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6763:2008 (ISO 6886 : 2006) về Dầu mỡ động thực vật - Xác định khả năng chịu oxy hoá (phép thử oxy hoá nhanh)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2625:1999 (ISO 5555 : 1991) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6119:2007 (ISO 6321:2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định điểm nóng chảy trong ống mao dẫn hở (điểm trượt)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10713-2:2015 (ISO 15788-2:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định các stigmastadiene trong dầu thực vật - Phần 2: Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6119:1996 (ISO 6321:1991) về dầu mỡ động vật và thực vật - xác định điểm nóng chảy trong ống mao dẫn (điểm trượt) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6119:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 26/10/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực