Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6050 : 1995

CODEX STAN 135 : 1981

MINARIN

Minarin

Lời nói đầu

TCVN 6050:1995 hoàn toàn tương đương với ISO 135:1981.

TCVN 6050:1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Mỡ và dầu động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

MINARIN

Minarin

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho bất cứ sản phẩm đóng gói nào dùng để sử dụng trực tiếp và phải tuân theo các điều khoản của tiêu chuẩn này.

2. Mô tả

2.1. Định nghĩa sản phẩm

Minarin là thực phẩm có dạng sệt có thể phết được, chủ yếu ở thể nước/dầu, được sản xuất chủ yếu từ nước, các chất béo và dầu thực phẩm mà không phải duy nhất thu được từ sữa, và trong đó hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 39% khối lượng và không lớn hơn 41% khối lượng.

2.2. Các định nghĩa khác

2.2.1. Chất béo và dầu thực phẩm là các thực phẩm có chứa các glixerit của các axit béo. Chúng có trong rau, động vật hoặc sinh vật ở biển. Chúng có thể chứa một hàm lượng nhỏ các lipit khác nhau như photphatit, các phân tử không xà phòng hóa và các axit béo tự do có tự nhiên trong chất béo hoặc dầu. Các chất béo có nguồn gốc từ động vật phải lấy từ các động vật khỏe mạnh và phải khỏe mạnh khi thời điểm giết mổ và các chất béo dùng làm thực phẩm phải được quy định của cơ quan có thẩm quyền thừa nhận.

2.2.2. Sản phẩm đóng gói là sản phẩm được đóng gói trước trong bao bì dùng để bán lẻ.

3. Các thành phần cơ bản và các đặc trưng về chất lượng

3.1. Nguyên liệu thô

3.1.1. Nước và / hoặc sữa và / hoặc các sản phẩm từ sữa.

3.1.2. Các chất béo và / hoặc dầu thực phẩm, hoặc các hỗn hợp của chúng, đã qua hoặc không qua chế biến.

3.2. Hàm lượng chất béo không nhỏ hơn 39% khối lượng và không lớn hơn 41% khối lượng.

3.3. Hàm lượng nước không nhỏ hơn 50% khối lượng, xác định bằng khối lượng mất đi sau khi sấy khô.

3.4. Các chất bổ sung

Các chất sau đây cho phép bổ sung:

3.4.1. Vitamin A và các este của nó

Vitamin D

Vitamin E và các este của nó

Các loại vitamin khác

Những giới hạn lớn nhất và nhỏ nhất của Vitamin A, D và E và các Vitamin khác được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng nước mà ở đó cấm sử dụng các Vitamin đặc biệt.

3.4.2. Lòng đỏ trứng.

3.4.3. Clorua natri.

3.4.4. Đường.

3.4.5. Các protein dễ tiêu.

3.4.6. Gelatin.

3.4.7. Các tinh bột tự nhiên.

4. Các phụ gia thực phẩm

4.1. Các phẩm mầu

Mức tối đa

4.1.1 Beta – caroten     25 mg/kg

4.1.2. Các chiết xuất annatto[1]  20 mg/kg (Tính theo tổng số bixin hoặc norbixin)

4.1.3. Củ nghệ hoặc bột nghệ1 5 mg/kg (Tính theo tổng số bột nghệ)

4.2. Các hương liệu

Các hương liệu tư nhiên, các chất tạo hương và các chất hương vị giống tự nhiên được xác định theo mục đích của tiêu chuẩn thực phẩm (Xem hướng dẫn của Codex về sử dụng an toàn các phụ gia thực phẩm, CAC/FAL 5-1979)1

Giới hạn bởi GMP

Các hương liệu nhân tạo được xác định theo mục đích của các tiêu chuẩn thực phẩm và bao gồm danh mục A (Xem hướng dẫn của Codex về sử dụng an toàn các phụ gia thực phẩm, CAC/FAL 5-1979)

4.3. Các chất nhũ tương

4.3.1. Lexithin

Giới hạn bởi GMP

4.3.2. Mono và diglixerit của các axit béo

4.3.3. Các este polyglixerol của các axit béo

10g/kg riêng biệt hay kết hợp và không quá 5g/kg este poligxerol của axit rixinoleic chính

4.3.4. Các este poliglixerol của các axit rixinoleic 2/

Mức tối đa

4.3.5. Các este của axit béo với polyalcol khác ngoài glixerol:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6050:1995 (CODEX STAN 135 : 1981) về minarin do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6050:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 02/02/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản