Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5106 - 1990( CAC/RCP 9-1976)

CÁ TƯƠI - HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ XỬ LÝ VÀ YÊU CẦU VỆ SINH

Cơ quan biên soạn:

Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số: 716/QĐ ngày 24 tháng 12 năm 1990.

CÁ TƯƠI - HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ XỬ LÝ VÀ YÊU CẦU VỆ SINH

Recommended International. Code of Practice for fresh fish

Khuyến khích áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những hướng dẫn chung về xử lý và những yêu cầu vệ sinh cần thiết nhất đối với cá tươi trên biển và trên bờ, áp dụng đối với cá tươi được làm sạch dùng cho người ăn, không áp dụng đối với cá lạnh đông và cũng có thể áp dụng cho nghề cá nước ngọt.

Tiêu chuẩn này phù hợp với Codex CAC/RCP 9-1976.

1. Định nghĩa

 (Để phục vụ cho mục tiêu của tiêu chuẩn này)

1.1. "Bán đấu giá": việc bán lần đầu lượng cá đánh bắt ở một cảng cá, với cách mua cạnh tranh. ở một vài nghề cá, bao gồm cả việc dỡ hàng và bày hàng, ở các nghề cá khác chỉ bày ra những mẫu đại diện.

1.2. "Bảo quản trong hộp": bảo quản cá trên tàu trong các hộp;

1.3. "Bảo quản rời": bảo quản cá trong kho trên tàu;

1.4. "Ướp lạnh": quá trình làm lạnh cá đến một nhiệt độ gần nhiệt độ nước đá đang tan;

1.5. "Nước biển được ướp lạnh": nước biển sạch ở nhiệt độ 00C (320F) hoặc dưới một chút.

1.6. "Nước biển sạch": nước biển đáp ứng tiêu chuẩn vi sinh vật như nước uống, không có các chất không được phép có.

1.7. "Làm sạch": loại bỏ các chất không được phép có trên bề mặt;

1.8. "Nhiễm bẩn": truyền trực tiếp hoặc gián tiếp các chất không được phép có vào cá;

1.9. "Khử trùng": dùng những tác nhân và quá trình hoá học hoặc vật lý, đảm bảo vệ sinh để làm sạch bề mặt với ý định loại bỏ các vi sinh vật;

1.10. "Philê": lát mỏng cá có cỡ và hình dạng không đều cắt từ thân cá song song với xương sống;

1.11. "Cá": được biết chung là những động vật có xương sống, thuỷ tinh, có máu lạnh.

Bao gồm cả pisces (ngành cá), Elasmobranchs (cá mang tấm) và Cyclosomes (nhóm cá miệng tròn). Không bao gồm động vật có vú thuỷ sinh, động vật không xương sống và động vật lưỡng cư. Tuy nhiên, lưu ý rằng nhiều kiến nghị nêu ra ở đây cũng áp dụng cho một số động vật không xương sống, đặc biệt là Cephalopods (lớp động vật chấm đầu);

1.12. "Cá tươi": cá vừa đánh bắt chưa được xử lý bảo quản hoặc chỉ được bản quản lạnh;

1.13. "Cá đã moi ruột": cá đã lấy hết ruột, nội tạng;

1.14. "Thời gian bảo toàn" : độ dài thời gian cá vẫn còn nguyên lành và dùng được để làm thực phẩm cho người.

1.15. "Chợ": địa điểm hoặc toà nhà ở đây cá đánh bắt đem bày, đem bán lần đầu tiên;

1.16. "Vật liệu bao gói": tất cả các loại vật liệu như giấy thiếc, màng mỏng, giấy sáp, các tông và hộp, dùng để bọc và bảo vệ cá tươi hoặc sản phẩm cá tươi, được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;

1.17. "Nhà máy hoặc cơ sở": là một hoặc một số toà nhà, hoặc một phần, được dùng hoặc có liên quan tới việc chế biến, bảo quản thực phẩm cho con người;

1.18. "Nước uống": nước ngọt thích hợp cho việc sử dụng của con người;

1.19. "Khuôn hoặc ổ chứa": nơi trong khoang tàu và trên boong, ngăn chia bằng các cột chống và các tấm ván di động hoặc cố định để bản quản cá;

1.20. "Nước muối được làm lạnh": dung dịch muối ăn (natri clorua) trong nước uống có độ mặn gần như của nước biển, được làm lạnh bằng cách giống như với nước biển lạnh;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5106:1990 (CAC/RCP 9-1976)

  • Số hiệu: TCVN5106:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 24/12/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản