Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4833-2:2002

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ - PHẦN 2: CHUẨN BỊ MẪU THỬ ĐỂ KIỂM TRA VI SINH VẬT
Meat and meat products - Sampling and preparation of test samples - Part 2: Preparation of test samples for microbiological examination

Lời nói đầu

TCVN 4833 - 1 ÷ 2 : 2002 thay thế TCVN 4833 : 1993;

TCVN 4833 - 2 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 3100 - 2 : 1988;

TCVN 4833 - 2 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn chung và quy định quy trình dưới đây để kiểm tra vi sinh vật của thịt và sản phẩm thịt, sau khi lấy mẫu phòng thử nghiệm.

1.2. Điểm khác nhau giữa quy trình lấy mẫu đối với các sản phẩm được phân thành các loại sau:

a) Chuyến hàng hoặc các lô thịt, hoặc các sản phẩm thịt được chế biến, hoặc được đóng thành các đơn vị riêng lẻ với các loại cỡ (thí dụ xúc xích, thịt xay được đóng bao bằng chân không, xúc xích thái mỏng, dăm bông đóng hộp) hoặc thịt ở dạng miếng có khối lượng không quá 2 kg.

b) Thân thịt, thịt miếng, hoặc thịt muối có khối lượng trên 2 kg, và thịt đã được tách bằng phương pháp cơ học hoặc làm thịt khô.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218 : 1996), Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc - Nguyên tắc chung).

TCVN 6507 : 1999 (ISO 6887 : 1993), Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về chuẩn bị các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh vật.

TCVN 4833 - 1 : 2002 (ISO 3100 - 1), Thịt và sản phẩm thịt - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - Phần 1: Lấy mẫu.

3. Nguyên tắc

Chuẩn bị các mẫu thử để kiểm tra vi sinh vật. Điều này yêu cầu cần phải làm rã đông và/hoặc nghiền nhỏ các mẫu thịt “không bao gói” hoặc ủ trước, khử trùng mặt ngoài và sản phẩm đã chế biến hoặc sản phẩm được đóng trong các đơn vị bao gói kín được mở trong các điều kiện vô trùng.

4. Thủ tục

Kiểm tra báo cáo lấy mẫu và nhãn của các mẫu phòng thử nghiệm nhận được [(xem TCVN 4833 - 1: 2002 (ISO 3001 - 1)]. Ngày nhận và trạng thái của mẫu, kể cả nhiệt độ cũng phải ghi lại. Phải nêu rõ mục đích là mẫu để kiểm tra vi sinh vật và các yêu cầu cụ thể.

5. Dịch pha loãng và thuốc thử

5.1. Các thành phần cơ bản

Để tăng độ tái lập của các kết quả, nên sử dụng các thành phần cơ bản khô để chuẩn bị các dịch pha loãng. Tương tự, cũng có thể sử dụng các thuốc thử có bán sẵn. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Hóa chất sử dụng phải là loại đạt chất lượng phân tích.

Nước sử dụng phải được cất hoặc loại ion, và không chứa các chất có thể gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật dưới các điều kiện thử nghiệm.

Sử dụng pH met (6.10) đã được chỉnh đến nhiệt độ 250C để đo độ pH.

Nếu các dịch pha loãng và thuốc thử chưa sử dụng ngay, thì giữ nơi tối ở nhiệt độ từ 00C đến +50C, và trong các điều kiện không làm thay đổi thành phần, trừ khi có quy định khác. Dịch pha loãng và thuốc thử không giữ quá 1 tháng.

5.2. Dịch pha loãng dùng cho các tăm bông

Thành phần

Pepton                         1,0g

Natri clorua       8,5g

Nước                1000 ml

Chuẩn bị và phân phối dịch pha loãng

Hòa tan các thành phần trên trong nước bằng cách đun nóng, nếu cần. Chỉnh pH sao cho sau khi khử trùng pH là 7,0, ở 250C. Phân phối vào ống hoặc bình các lượng thích hợp, sao cho sau khi khử trùng mỗi ống hoặc bình chứa 9,0 ml dịch pha loãng.

Đậy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4833-2:2002 (ISO 3100 - 2 : 1988) về thịt và sản phẩm thịt - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử - phần 2: chuẩn bị mẫu thử để kiểm tra vi sinh vật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN4833-2:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 22/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản