Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3972:1985

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG
Geodesic works in building

Tiêu chuẩn này áp dụng thi công và nghiệm thu công tác trắc địa trong giai đoạn xây lắp công trình. Đối với các công trình dạng tuyến, công trình thủy lợi, sân bay, đường hầm và công trình khai thác mỏ, thì ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các quy phạm thi công và nghiệm thu của các chuyên ngành xây dựng.

1. Quy định chung

1.1. Công tác trắc địa trong giai đoạn xây lắp công trình gồm những nội dung sau :

a. Thành lập lưới khống chế thi công ;

b. Bố trí công trình ;

c. Kiểm tra độ chính xác xây lắp công trình ;

d. Quan trắc biến dạng công trình ;

1.2. Việc thành lập lưới khống chế thi công và xác định nội dung quan trắc biến dạng công trình là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế.

Công tác đo đạc bố trí công trình, kiểm tra chất lượng thi công là nhiệm vụ của các tổ chức xây lắp.

1.3 Khi thành lập lưới khống chế thi công phải đáp ứng hai yêu cầu sau :

- Phù hợp với sự phân bố các phần, các bộ phận công trình trên phạm vi xây dựng ;

-Thuận tiện cho việc bố trí công trình, bảo đảm độ chính xác tốt nhất và bảo vệ được lâu dài.

1.4. Công tác trắc địa cần thực hiện theo một trình tự thống nhất, kết hợp chặt chẽ với thời hạn hoàn thành từng bộ phận công trình và từng khâu công việc ; đảm bảo vị trí, độ cao của đối tượng xây lắp đúng với yêu cầu thiết kế.

1.5. Khi xây dựng các công trình lớn, hiện đại, phức tạp và nhà nhiều tầng phải lập bản thiết kế thi công công tác trắc địa. Nội dung chính của bản thiết kế này gồm :

a)  Các phương án lập lưới ;

b)  Chọn phương án xử lí các vấn đề phức tạp như đo lún, đo biến dạng, đo kiểm tra… ;

c. Các quy định về độ chính xác đo lưới, phương pháp bình sai lưới, các loại mốc và dấu mốc ;

d)  Tổ chức thực hiện đo đạc.

1.6.  Trước khi tiến hành công tác trắc địa cần nghiên cứu bản vẽ công trình, kiểm tra kích thước, tọa độ, độ cao trên các bản vẽ được sử dụng. Khi cần thiết phải lập thêm bản vẽ bố trí chi tiết. Các kích thước và độ cao không đo trực tiếp được cần phải xác định bằng phương pháp giải tích. Cho phép áp dụng phương pháp đồ thị với các công trình tạm.

1.7.  Cần sử dụng máy, dụng cụ có hiệu suất và độ chính xác cao như máy đo dài quang điện, máy đo cao tự điều chỉnh, dụng cụ chiếu đứng quang học và các loại máy có độ chính xác tương đương. Các máy và dụng cụ phải kiểm tra, kiểm nghiệm, điều chỉnh trước khi sử dụng.

1.8. Trước khi đo cần phải thu dọn các vật chướng ngại làm hạn chế tính hợp lí của phương pháp đo hoặc làm giảm độ chính xác và tốc độ đo.

Vị trí mốc đánh dấu các trục công trình phải ở nơi ổn định.

Khi đo góc, đo cạnh cần mở những hướng rộng ít nhất là 1m.

Để áp dụng phương pháp chiếu đứng chuyển tọa độ các điểm lên tầng phải có khoảng trống ở sàn, kích thước nhỏ nhất là 15 x 15cm.

1.9. Ngoài quy định ở các điều trên, khi bố trí công trình cần phải chuẩn bị :

a. Phương pháp đo chi tiết và độ chính xác ;

b. Phương pháp phát triển lưới thi công ;

c. Số liệu đo nối các trục chính công trình với các điểm khống chế ;

d) Phương pháp kiểm tra ;

e) Biện pháp an toàn cho người và máy.

1.10. Khi xây dựng xong công trình phải đo vẽ hoàn công xác định vị trí thực của công trình. Bản vẽ hoàn công phải là một trong các hồ sơ lưu trữ của công trình.

2.  Lưới khống chế thi công

2.1. Lưới khống chế thi công bao gồm nhiều mốc cố định làm cơ sở cho việc bố trí các đối tượng xây lắp từ bản thiết kế ra thực địa.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3972:1985 về công tác trắc địa trong xây dựng

  • Số hiệu: TCVN3972:1985
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1985
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản