PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÀU SẮC, MÙI VÀ ĐỘ TRONG
Lời nói đầu
TCVN 2627 - 1993 thay thế cho TCVN 2627 - 78
TCVN 2627 - 1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 548 ngày 7 tháng 10 năm 1993.
DẦU THỰC VẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MÀU SẮC, MÙI VÀ ĐỘ TRONG
Vegetable oil
Method for the determination of colour, odour and limpidity
Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định màu sắc mùi và độ trong của dầu thực vật. Việc chọn phương pháp thử căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của từng loại dầu.
1.1. Xác định màu sắc bằng phương pháp cảm quan
Rót dầu vào cốc thủy tinh (đường kính 50 mm, cao 100mm), chiều cao của lớp dầu không được thấp hơn 50mm, quan sát trên nền trắng. Dùng các từ thích hợp để diễn tả như màu vàng nhạt, vàng, vàng sẫm, vàng với ánh xanh lá cây, đỏ sẫm, da chì, …
1.2. Xác định màu sắc bằng thang màu iốt tiêu chuẩn
1.2.1. Chỉ số màu được biểu thị bằng số miligam iốt tự do có trong 100ml dung dịch.
1.2.2. Dụng cụ và thuốc thử
- Ống thủy tinh không màu dùng để đựng mẫu (hình 1) đường kính 10mm;
- Bình định mức dung tích 250ml;
- Cân phân tích:
- Lốt thăng hoa hai lần;
- Dung dịch kali iodua (TKPT);
- Natri thiosunfat, Na2S2O3, dung dịch nồng độ 0,01N được pha loãng từ natri thiosunfat dung dịch tiêu chuẩn 0,1N có hệ số hiệu chỉnh K = 1;
Dung dịch iốt tiêu chuẩn: cân 0,26 - 0,27g iốt (chính xác đến 0,0002 g) hòa tan vào một cốc nhỏ chứa sẵn 10 - 15ml dung dịch Kali iodua 10% thêm nước cất hòa tan hoàn toàn lượng cán trong cốc và chuyển toàn bộ vào bình định mức dung tích 200ml. Dùng nước cất tráng cốc và pha loãng đến vạch lắc đều. Xác định nồng độ của dung dịch iốt tiêu chuẩn bằng dung dịch natri thiosunfat nồng độ 0,01N với chỉ thị hồ tinh bột. Dung dịch iốt xuống độ 0,01N có hàm lượng 1,269 mg iốt/1ml sau đó dùng nước cất điều chỉnh nồng độ dung dịch sao cho có được dung dịch iốt tiêu chuẩn có hàm lượng 1mg iốt/1ml
Cho dung dịch tiêu chuẩn và nước cất vào các ống thủy tinh so màu (hình 2) theo bảng 1 hàn kín miệng ống và ghi số miligam iốt trong 100 ml dung dịch.
Thang màu tiêu chuẩn
Bảng 1
STT | Số ml dung dịch iốt tiêu chuẩn | Số ml nước cất | Chỉ thị màu |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 | 10,0 9,0 8,0 7,0 6,0 5,0 4,5 4,0 3,5 3,0 2,5 2,0 1,5 1,2 1,0 0,5 0,1 | 0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 8,8 9,0 9,5 9,9 | 100 90 80 70 60 50 45 40 35 30 25 20 15 12 10 5 1 |
Thang màu phải bảo quản nơi tối
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2641:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định điểm cháy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2642:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định độ nhớt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7597:2007 (CODEX STAN 210 - 1999, AMD 2003, AMD 2005) về dầu thực vật
- 5TCVN 6032:1995 (ISO 935 : 1988) về mỡ và dầu động vật và thực vật - phương pháp xác định chuẩn độ do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6045:1995 về dầu vừng thực phẩm (dầu mè) do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2636:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2638:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2639:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định chỉ số axit
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7597:2013 (CODEX STAN 210-1999, Amd. 2013) về Dầu thực vật
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2641:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định điểm cháy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2642:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định độ nhớt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7597:2007 (CODEX STAN 210 - 1999, AMD 2003, AMD 2005) về dầu thực vật
- 5TCVN 6032:1995 (ISO 935 : 1988) về mỡ và dầu động vật và thực vật - phương pháp xác định chuẩn độ do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6045:1995 về dầu vừng thực phẩm (dầu mè) do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2636:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2638:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2639:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định chỉ số axit
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7597:2013 (CODEX STAN 210-1999, Amd. 2013) về Dầu thực vật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2627:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN2627:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/10/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực