Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9903 : 2014

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI YÊU CẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HẠ MỰC NƯỚC NGẦM

Hydraulic structures - Requirements for design, construction and acceptance of decreasing groundwater level

Lời nói đầu

TCVN 9903 : 2014 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI YÊU CẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU HẠ MỰC NƯỚC NGẦM

Hydraulic structures - Requirements for design, construction and acceptance of decreasing groundwater level

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật trong tính toán, thiết kế, thi công và nghiệm thu hạ mực nước ngầm để xây dựng các công trình thủy lợi. Có thể áp dụng tiêu chuẩn này để thi công hạ mực nước ngầm khi xây dựng các công trình xây dựng khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 5308 : 1991, Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng;

TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 8478 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Ống lọc (filter pipe)

Đoạn nằm sâu nhất của giếng. Đối với giếng thường, cấu tạo của ống lọc là một đoạn của ống giếng nhưng trên đó đục các lỗ để cho nước ngầm đi qua. Đối với giếng kim thì ống lọc được cấu tạo từ một khung có dạng hình lồng, bên ngoài quấn nhiều lớp dây đồng có kẽ hở để hình thành một lưới lọc bao quanh ống lọc. Nhiệm vụ của ống lọc là chỉ cho nước ngầm chui từ ngoài qua lớp lọc vào giếng để được hút ra ngoài, còn các hạt đất cát của nền được giữ lại bên ngoài thành ống lọc.

3.2. Tầng lọc phụ bằng cát sỏi (additional sand and gravel filter)

Lớp cát hoặc sỏi (đôi khi dùng hỗn hợp cát và sỏi) bao quanh bên ngoài ống lọc có nhiệm vụ làm tăng khả năng hút nước của ống lọc, giảm nguy cơ tắc ống lọc do các hạt đất, cát nhỏ hơn bịt kín lưới lọc của ống lọc. Tầng lọc phụ bằng cát sỏi lọc có thể được hình thành tự nhiên trong quá trình hút nước ngầm qua ống lọc hoặc được thiết kế và thi công theo một công nghệ nhất định.

3.3. Cát chảy (drift sand)

Hiện tượng cát bị nước ngầm lôi ra khỏi mái hố móng, trôi theo dòng nước và đi vào trong hố móng.

3.4. Mạch sủi (sand boil)

Khi đáy hố đào nằm trên tầng cát và áp lực đẩy ngược của nước ngầm lớn sẽ hình thành các chỗ cát bị cuốn theo nước ngầm đi lên bề mặt đáy móng. Hiện tượng này gọi là mạch đùn hoặc mạch sủi. Mạch đùn có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc ở nhiều chỗ, còn gọi là tập đoàn mạch sủi.

3.5. Hệ số nhả nước (drainage coefficient)

Thể hiện khả năng thoát một lượng nước ngầm chứa trong khối đất ra bên ngoài. Hệ số nhả nước ký hiệu là μ, được xác định theo công thức sau:

                                                                                                                         (1)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9903:2014 về Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu hạ mực nước ngầm

  • Số hiệu: TCVN9903:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản