Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9360:2012

QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP BẢNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC

Technical process of settlement monitoring of civil and industrial building by geometrical levelling

Lời nói đầu

TCVN 9360:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 271:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9360:2012 do Viện Khoa học công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH ĐỘ LÚN CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CAO HÌNH HỌC

Technical process of settlement monitoring ofcivil and industrial building by geometrical levelling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để đo và xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học. các công trình xây dựng (không phân biệt từ nguồn vốn nào) thuộc những đối tượng sau đây đều phải tiến hành đo và xác định độ lún:

- Các công trình cao tầng có khả năng bị lún;

- Các công trình nhạy cảm với lún không đều;

- Các công trình đặt trên nền đất yếu;

- Các loại đối tượng công trình khác khi có yêu cầu đo và xác định độ lún cũng áp dụng tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đo độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học và hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện các chỉ tiêu này.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1

Góc i (Angle i)

Góc lệch của trục ngắm ống kính so với mặt phẳng nằm ngang.

2.2

Bộ đo cực nhỏ (Micrometer)

Núm khắc vạch để di động tấm kính phẳng nghiêng đi một góc làm tia ngắm dịch chuyển một khoảng chia danh nghĩa trên mia, 1 cm tương ứng một trăm số đọc trên núm khắc vạch.

2.3

Chênh cao nhân đôi (Double differential elevation)

Chênh cao đọc được trên mia Invar có giá trị khoảng chia danh nghĩa là 1 cm, còn khoảng chia thực tế là 5 mm.

2.4

“Cóc” (Base)

Dụng cụ để đặt mia chuyển độ cao khi đo chênh cao giữa hai điểm không nhìn thấy trực tiếp bằng một trạm máy.

3. Quy định chung

3.1. Tổ chức thiết kế căn căn cứ vào tầm quan trọng của công trình, tình hình địa chất tại công trường để xác định các đối tượng và hạng mục cần đo lún, vị trí các mốc chuẩn, phân bố các điểm đo lún, phương pháp đặt mốc, kiểu mốc, độ chính xác khi đo, các tài liệu cần thu thập và phương pháp chỉnh lí kết quả.

3.2. Việc đo và xác định độ lún của công trình cần được tiến hành ngay từ khi xây xong phần móng.

Cơ quan tổ chức đo, xác định và theo dõi độ lún là chủ đầu tư.

3.3. Độ lún của nền móng công trình cần phải đo một cách hệ thống và thông báo kết quả kịp thời theo chu kỳ, để nhận được các thông số đặc trưng về độ lún và độ ổn định của nền móng đồng thời kiểm tra những số liệu dự tính về độ lún của công trình cho các loại đất nền. Việc đo độ lún công trình cần tiến hành thường xuyên cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún (tốc độ lún của công trình từ 1 mm trong một năm đến 2 mm trong một năm). Đồng thời việc đo độ lún công trình cũng có thể dừng lại nếu như trong quá trình đo giá trị độ lún theo chu kỳ của các điểm đo dao động trong giới hạn độ chính xác cho phép. Trong trường hợp nếu thấy công trình có những dấu hiệu c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 về Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học

  • Số hiệu: TCVN9360:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản