Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9337 : 2012

BÊ TÔNG NẶNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM ION CLO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN LƯỢNG

Heavy concrete - Method for electrical indication of concrete’s ability to resist chloride ion penetration

Lời nói đầu

TCVN 9337:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 360:2005 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9337:2012 do Viện Khoa học Công nghệ  Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÊ TÔNG NẶNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM ION CLO BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN LƯỢNG

Heavy concrete - Method for electrical indication of concrete’s ability to resist chloride ion penetration

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định mức độ thấm ion clo qua bê tông nặng bằng đo điện lượng truyền qua mẫu thử.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng. Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3 Qui định chung

3.1 Nhiệt độ môi trường xung quanh mẫu thử phải duy trì trong khoảng từ 20 0C đến 25 0C trong suốt quá trình đo điện lượng.

3.2 Nếu bê tông có sử dụng phụ gia hóa học có chứa các loại muối điện ly, nên tiến hành thí nghiệm kiểm chứng theo phương pháp ngâm mẫu bê tông trong dung dịch NaCl 3%.

4 Nguyên tắc thử

Phương pháp đo điện lượng truyền qua được tiến hành theo nguyên tắc áp dòng điện một chiều điện thế 60V vào hai mặt của mẫu thử, một mặt tiếp xúc với dung dịch natri clorua 3% nối với cực âm, mặt kia tiếp xúc với dung dịch natri hydroxit nối với cực dương. Khả năng thấm ion clo qua bê tông được xác định thông qua giá trị tổng điện lượng truyền qua mẫu thử trong thời gian 6h, được chia thành các mức: cao, trung bình, thấp, rất thấp, không thấm.

5 Thiết bị và hóa chất

5.1 Thiết bị và dụng cụ thử

5.1.1 Thiết bị lấy mẫu

- Máy khoan ống lấy lõi bê tông, có đường kính trong của mũi khoan 100 mm;

- Máy cắt bê tông có lưỡi cắt làm mát bằng nước;

- Túi polyetylen để bảo quản mẫu.

5.1.2 Thiết bị bơm hút chân không có khả năng duy trì áp suất không khí trong bình chân không nhỏ hơn 1 mmHg gồm có:

- Máy bơm hút chân không;

- Bình chân không;

- Đồng hồ đo áp suất không khí.

5.1.3 Thiết bị và dụng cụ đo điện lượng

- Khoang chứa mẫu: dùng để chứa mẫu thử có cấu tạo như Hình 1;

- Thước đo độ dài, độ chính xác ± 0,1 mm;

- Đồng hồ đo thời gian;

- Nguồn điện một chiều từ 0 V đến 80 V;

- Nhiệt kế đo nhiệt độ từ 00C đến 1200C;

- Vôn kế có dải đo từ 0 V đến 100 V, độ chính xác ± 0,1 %;

- Ampe kế có dải đo từ 0 mA đến 500 mA, độ chính xác ± 0,1%.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9337:2012 về Bê tông nặng – Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng

  • Số hiệu: TCVN9337:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản