CHẤT DẺO - HƯỚNG DẪN THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT DẺO PHẾ THẢI
Plastics - Guidelines for the recovery and recycling of plasic waste
Lời nói đầu
TCVN 8000 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 15270 : 2006.
TCVN 8000 : 2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61 Chất dẻo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được xây dựng giúp tất cả các bên liên quan của ngành công nghiệp chất dẻo trong việc phát triển hạ tầng cơ sở bền vững mang tính toàn cầu để thu hồi và tái chế chất dẻo, cũng như thị trường ổn định cho các vật liệu chất dẻo thu hồi và các sản phẩm được sản xuất từ chất dẻo.
Để giảm bớt chất dẻo phế thải và hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững, ưu tiên đầu tiên được đưa ra nói chung là giảm bớt sử dụng nguồn vật liệu và năng lượng, và cụ thể là tối ưu hóa việc sử dụng các nguyên vật liệu chất dẻo thô trên cơ sở vòng đời sản phẩm. Những lựa chọn liên quan tới việc tái sử dụng một cách có ích các sản phẩm chất dẻo và sự hợp nhất các quá trình thu hồi chất dẻo là những yếu tố quan trọng của sự phát triển bền vững.
Việc lựa chọn các phương thức và quá trình đối với quản lý chất dẻo phế thải có sẵn từ các nguồn tiêu thụ trước và các sản phẩm hết hạn sử dụng có thể được tiếp cận sử dụng các chiến lược đa dạng, tất cả các chiến lược này phải bao gồm phân tích sơ bộ các lựa chọn thu hồi có sẵn. Nhìn chung, công nghệ thu hồi chất dẻo có thể được chia thành hai loại:
a) Thu hồi vật liệu (tái chế cơ học, tái chế hóa học hoặc nguyên liệu và tái chế hữu cơ hoặc sinh học).
b) Thu hồi năng lượng dưới dạng nhiệt, hơi nước, hay phát điện bằng cách sử dụng chất dẻo phế thải hoặc nhiên liệu thu được làm chất thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch nguyên sinh.
Do lựa chọn thu hồi tối ưu phụ thuộc vào các trường hợp thông dụng, phân tích vòng đời cần phải được áp dụng để quyết định, phụ thuộc vào chủng loại và thành phần của chất dẻo phế thải mà những lựa chọn này có lợi và bền vững đối với môi trường. Trong trường hợp chất dẻo phế thải lẫn nhiều loại, quy trình thu hồi năng lượng và tái chế nguyên liệu thường là lựa chọn tối ưu. Hơn nữa, chất dẻo phế thải có thể được sử dụng theo khung bậc bao gồm các chiến lược vòng đời đối với việc ngăn chặn và giảm thiểu cả khối lượng chất thải cũng như tác động có hại tiềm tàng đến môi trường như được đề cập trong ISO 17422. Sự hiện diện có thể có của các chất điều chỉnh trong chất dẻo dưới dạng chất phụ gia hoặc chất gây ô nhiễm cần phải được xem xét theo từng cấp độ của quá trình thu hồi.
CHÚ THÍCH 1 Nếu các monome đặc biệt hay nguyên liệu được thu hồi, cần phải thu gom các polyme tương ứng một cách hiệu quả. Đối với việc tái chế cơ học, tất cả các hoạt động thu hồi chất dẻo cần phải có các quy trình giám sát và kiểm tra thích hợp. Những quy trình này có thể bao gồm các việc thiết lập các hướng dẫn cụ thể và các thông số kỹ thuật về chất dẻo được thu hồi, có thể bao gồm các nguyên tắc để kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ.
CHÚ THÍCH 2 Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp nguồn tài nguyên quý giá phù hợp với toàn cầu dù bất kỳ khuôn khổ luật lệ hay quy định đặc biệt nào đối với việc thu hồi và tái chế chất dẻo chi phối việc áp dụng nó.
Để tiêu chuẩn này dễ được chấp thuận trong bối cảnh luật lệ của khu vực và quốc gia khác nhau và hoàn cảnh điều hành khác nhau, việc xem xét các mục sau đây cần phải được thực hiện:
a) Vấn đề thu hồi và tái chế chất dẻo, thường được đưa vào khuôn khổ quản lý chất thải rắn, thường áp dụng thuật ngữ, công nghệ, kinh tế học và cơ sở hạ tầng dựa trên giải pháp quản lý chất thải rắn. Do đó những giải pháp này có khuynh hướng hoạch định hoàn cảnh luật lệ và điều hành như được đề cập ở trên.
b) Các thực trạng thu hồi và tái chế chất dẻo khác toàn diện hơn các thực trạng vốn có đối với mô hình quản lý chất thải rắn có sẵn được dựa trên các khái niệm về quản lý tài nguyên lồng ghép (xem phụ lục B) và phát triển bền vững. Quản lý tài nguyên lồng ghép chú trọng và
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5824:1994 về chất dẻo - phương pháp xác định lượng chất dẻo mất đi - phương pháp than hoạt tính
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6039:1995 về chất dẻo - phương pháp xác định khối lượng riêng và tỷ khối của chất dẻo không xốp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4500:1988 về Chất dẻo - Yêu cầu chung khi thử cơ lý chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-2:2009 (ISO 527-2 : 1993) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 2: Điều kiện thử đối với chất dẻo đúc và đùn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-3:2009 (ISO 527-3 : 1995) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 3: Điều kiện thử đối với màng và tấm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-4:2009 (ISO 527-4 : 1997) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 4: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đẳng hướng và trực hướng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-5:2009 (ISO/FDIS 527-5 : 2009) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 5: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đơn hướng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4502:2008 (ISO 868 : 2003) về Chất dẻo và ebonit - Xác định độ cứng ấn lõm bằng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4503:2009 (ISO 9352: 1995) về Chất dẻo - Xác định độ chịu mài mòn bằng bánh xe mài mòn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10522-2:2014 (ISO 3451-2:1998) về Chất dẻo - Xác định tro - Phần 2: Poly(Alkylen terephthalat)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5824:1994 về chất dẻo - phương pháp xác định lượng chất dẻo mất đi - phương pháp than hoạt tính
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6039:1995 về chất dẻo - phương pháp xác định khối lượng riêng và tỷ khối của chất dẻo không xốp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4500:1988 về Chất dẻo - Yêu cầu chung khi thử cơ lý chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-2:2009 (ISO 527-2 : 1993) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 2: Điều kiện thử đối với chất dẻo đúc và đùn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-3:2009 (ISO 527-3 : 1995) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 3: Điều kiện thử đối với màng và tấm
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-4:2009 (ISO 527-4 : 1997) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 4: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đẳng hướng và trực hướng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4501-5:2009 (ISO/FDIS 527-5 : 2009) về Chất dẻo - Xác định tính chất kéo - Phần 5: Điều kiện thử đối với compozit chất dẻo gia cường bằng sợi đơn hướng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4502:2008 (ISO 868 : 2003) về Chất dẻo và ebonit - Xác định độ cứng ấn lõm bằng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore)
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4503:2009 (ISO 9352: 1995) về Chất dẻo - Xác định độ chịu mài mòn bằng bánh xe mài mòn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10522-2:2014 (ISO 3451-2:1998) về Chất dẻo - Xác định tro - Phần 2: Poly(Alkylen terephthalat)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8000:2008 (ISO 15270 : 2006) về Chất dẻo - Hướng dẫn thu hồi và tái chế chất dẻo phế thải
- Số hiệu: TCVN8000:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực