Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Regional or national adoption of International Standards and other International Deliverables - Part 1: Adoption of International Standards
Lời nói đầu
TCVN 6709-1 : 2007 và TCVN 6709-2: 2007 thay thế TCVN 6709: 2000 (ISO/IEC Guide 21: 1999).
TCVN 6709-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC Guide 21-1: 2005.
TCVN 6709-1 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 01 Những vấn đề chung về tiêu chuẩn hóa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lương đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 6709-1 : 2007 là một phần của bộ tiêu chuẩn TCVN 6709 : 2007 (ISO/IEC Guide 21: 2005).
Bộ tiêu chuẩn gồm hai phần:
- Phần 1: Chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC;
- Phần 2: Chấp nhận Tài liệu khác của ISO và IEC.
0. Giới thiệu
0.1. Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp chấp nhận Tài liệu quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và bao gồm các phương pháp chỉ ra mức độ tương đương nhằm tạo sự nhất quán cho cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hay cơ quan tiêu chuẩn khu vực chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC và chỉ ra mức độ tương đương với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. Phương pháp chấp nhận các Tài liệu khác của ISO và IEC (như Quy định kỹ thuật, Quy chuẩn có tính phổ biến, Báo cáo kỹ thuật, Hướng dẫn, Đánh giá về xu hướng công nghệ, Thoả thuận Kỹ thuật về Công nghiệp, Thoả thuận tại Hội thảo Quốc tế) được đề cập trong TCVN 6709-2 (ISO/IEC Guide 21-2). Sự thống nhất rộng rãi hơn giữa các quốc gia trong việc chỉ ra sự tương đương và sự khác biệt sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin, tránh được những nhầm lẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
0.2. Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận rộng rãi ở cấp quốc gia và khu vực, và được các nhà sản xuất, tổ chức thương mại, người mua hàng, người tiêu dùng, phòng thử nghiệm, cơ quan chức năng và các bên quan tâm khác áp dụng. Vì nói chung, các tiêu chuẩn phản ánh kinh nghiệm tốt nhất của công nghiệp, cơ quan nghiên cứu, người tiêu dùng, cơ quan lập quy trên khắp thế giới và đề cập đến những nhu cầu chung của các quốc gia khác nhau nên Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC tạo ra một trong những cơ sở quan trọng để loại bỏ những rào cản kỹ thuật đối với thương mại. Điều này được thể hiện rõ trong Hiệp định về những rào cản kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức thương mại Thế giới [The Agreement on Technical Barriers to Trade of World Trade Organization (WTO TBT Agreement)], sau đây gọi là Hiệp định WTO TBT.
Cần cố gắng chấp nhận và sử dụng Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC như là tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực, và do đó loại bỏ những mâu thuẫn giữa tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC càng nhiều càng tốt. Chỉ có xây dựng một cách tiếp cận toàn cầu mới tạo ra những lợi ích cho hoạt động tiêu chuẩn hóa một cách đầy đủ. Tuy nhiên, chấp nhận hoàn toàn cũng có thể không khả thi cho một số trường hợp vì các lý do an ninh quốc gia hay khu vực, bảo vệ sức khỏe hay an toàn của con người hoặc bảo vệ môi trường hoặc vì những vấn đề cơ bản về khí hậu, địa lý hay công nghệ. Hiệp định WTO TBT thừa nhận đây là những lý do chính đáng đối với các khác biệt quốc gia hay khu vực.
0.3. Việc chấp nhận Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực sẽ gặp khó khăn nếu có những khác biệt về quy định hoặc truyền thống của cấu trúc và cách trình bày giữa tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC được chấp nhận. Do vậy, nên áp dụng TCVN 1-2 (ISO/IEC Directives, Part 2) để biên soạn tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khu vực.
Đối với những trường hợp nêu tại 0.2, cố gắng làm giảm những khác biệt tới mức tối thiểu. Hơn nữa, khi tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực có những khác biệt so với Tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC thì điều quan trọng là phải xác định
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1-2:2003 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10429:2014 (ISO/IEC GUIDE 76:2008) về Xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ - Khuyến nghị đối với việc đề cập các vấn đề về người tiêu dùng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5520:2016 (CAC/RCP 20:1979, REV 2010) về Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm bao gồm cả giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1-2:2003 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN1-1:2008 về Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10429:2014 (ISO/IEC GUIDE 76:2008) về Xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ - Khuyến nghị đối với việc đề cập các vấn đề về người tiêu dùng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5520:2016 (CAC/RCP 20:1979, REV 2010) về Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm bao gồm cả giao dịch ưu đãi và viện trợ thực phẩm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6709-1:2007 (ISO/IEC GUIDE 21-1 : 2005) về Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO và IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực - Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC
- Số hiệu: TCVN6709-1:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra